CloudOffce
HOTLINE: 1900 4767
|
Tin tức & sự kiện

Cách phân biệt các loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay

   Thời đại công nghệ bùng nổ đã mở ra cánh cửa cho nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó, các loại hợp đồng điện tử cũng dần trở nên phổ biến, thay thế dần cho những bản hợp đồng giấy truyền thống. Cách phân biệt các loại hợp đồng điện tử phổ biến nhất hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phân biệt hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được lập dưới dạng thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử. Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. 

 

Hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy khác nhau như thế nào?

Dưới đây là bảng so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy theo các tiêu chí như: Căn cứ pháp lý, phương thức giao dịch, số lượng chủ thể, nội dung:

Tiêu chí

Hợp đồng điện tử 

Hợp đồng giấy

Căn cứ pháp lý 

  • Luật Giao dịch điện tử 2005

  • Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005

  • Bộ luật Dân sự mới nhất 2015

Phương thức giao dịch 

  • Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản điện tử.

  • Được ký bằng chữ ký điện tử

  • Bằng văn bản

  • Bằng lời nói

  • Bằng hành động

  • Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận

Số lượng chủ thể 

  • Ít nhất 3 chủ thể gồm bên bán, bên mua và trung gian (nhà cung cấp dịch vụ mạng hoặc cơ quan chứng thực chữ ký điện tử)

2 chủ thể gồm bên bán và bên mua

Nội dung hợp đồng 

Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thỏa thuận về:

  • Yêu cầu kỹ thuật

  • Chứng thực chữ ký điện tử

  • Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật

  • Đối tượng của hợp đồng

  • Số lượng, chất lượng

  • Giá, phương thức thanh toán

  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên

  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Phạm vi áp dụng 

Không áp dụng hợp đồng điện tử trong các lĩnh vực:

  • Văn bản về thừa kế

  • Giấy kết hôn, ly hôn

  • Giấy khai sinh, khai tử,…

Áp dụng cho mọi lĩnh vực về kinh tế, xã hội

2. Các loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay

Dựa trên công nghệ, có thể phân chia hợp đồng điện tử thành 5 loại như sau: 

  • Hợp đồng truyền thống được đưa lên website: 

Hợp đồng được soạn sẵn trên giấy, sau đó được đưa lên website để các bên ký. Hợp đồng này thường ở dưới dạng file PDF. 

  • Hợp đồng hình thành qua giao dịch điện tử:

Nội dung của hợp đồng được hình thành trong giao dịch tự động, các thông tin sẽ được tổng hợp và xử lý bởi máy tính. Cuối giao dịch, hợp đồng sẽ tổng hợp và hiển thị để các bên xác nhận với nội dung hợp đồng. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được hợp đồng qua email hoặc số điện thoại. 

 

Có mấy loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay.

 

  • Hợp đồng qua thư điện tử:

Hợp đồng này được sử dụng phổ biến giữa các doanh nghiệp với nhau. Điểm khác biệt giữa giao dịch qua thư điện tử và giao dịch truyền thống là hợp đồng qua thư điện tử sử dụng email, internet và máy tính để ký kết. 

  • Hợp đồng sử dụng chữ ký số

Các bên tham gia hợp đồng phải có chữ ký số để ký vào thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Loại hợp đồng này có tính bảo mật cao, các bên tham gia bị ràng buộc trách nhiệm hơn. 

3. Một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng điện tử

  • Hợp đồng điện tử được sử dụng trong lĩnh vực nào?

Hợp đồng điện tử được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ dân sự đến kinh doanh thương mại. Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng lao động, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cho tặng…

  • Hợp đồng điện tử không áp dụng trong trường hợp nào?

Hợp đồng điện tử không áp dụng trong các trường hợp sau: Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, hợp đồng hôn nhân, hợp đồng thừa kế, di chúc, hợp đồng liên quan đến các giao dịch có giá trị lớn theo quy định của pháp luật..

  • Làm sao để bảo mật thông tin trong hợp đồng điện tử?

Để đảm bảo các thông tin quan trọng khi sử dụng hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm hợp đồng điện tử của các công ty uy tín, lưu trữ thông tin trên hệ thống đám mây, được cấp chứng nhận bảo mật thông tin quốc tế. 

  • Khi nào hợp đồng điện tử có hiệu lực?

Theo quy định tại Điều 401, Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng điện tử hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, ngoại trừ hai bên có thỏa thuận khác. 

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng điện tử và cách phân loại các loại hợp đồng điện tử phổ biến nhất hiện nay theo công nghệ. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích cho quý độc giả. 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
93/75 Đồng Khởi - Tân Phong - TP.Biên Hoà - Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 4767
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn