CloudOffce
HOTLINE: 1900 1286
|
Tin tức & sự kiện

Chính phủ điện tử: nút thắt quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính

Đó là khẳng định của Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thu Hồng (Bắc Giang) trong việc đánh giá quá trình cải cách thủ tục hành chính hiện nay, cụ thể là các yếu tố liên quan đến hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

Đại biểu quốc hội cho rằng, xây dựng Chính phủ điện tử là nút thắt của quá trình cải cách thủ tục hành chính

Theo đại biểu Lê Thị Thu Hồng, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là một thực tế đang và sẽ diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Chương trình Chính phủ điện tử tại Việt Nam được khởi xướng và triển khai từ năm 1996 với tên gọi ban đầu là "Tin học hóa các hoạt động cơ quan nhà nước", đến năm 2015 được đổi thành "Xây dựng Chính phủ điện tử". Trong hơn 20 năm qua, chương trình đã đạt được những kết quả khả quan, tích cực. Tuy nhiên, nếu so với trình độ của thế giới hay khu vực và yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn thì Chính phủ điện tử của Việt Nam chỉ đứng thứ 89/193 quốc gia trên thế giới.

Có một thực tế là xây dựng Chính phủ điện tử hay ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay đang mạnh ngành nào thì ngành đó làm, mạnh địa phương nào thì địa phương đó thực hiện. Đó là chưa kể, mỗi cơ quan lại sử dụng hệ thống phần mềm khác nhau, tiêu chí không đồng bộ nên thông tin không được liên thông, chia sẻ. Một số chủ trương đúng đắn như xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, thông tin quản lý cán bộ, công chức triển khai chậm, kết quả đạt được chủ yếu vẫn là cục bộ, nhỏ lẻ.

Về nguyên nhân của tình trạng này, bà Lê Thị Thu Hồng cho rằng, sự yếu kém của hệ thống điện tử Chính phủ xuất phát từ 3 yếu tố, đó là sự nhận thức, sự quan tâm và cách làm của các cơ quan nhà nước. Về nhận thức, muốn xây dựng Chính phủ điện tử phải có công dân điện tử và lãnh đạo điện tử. Việc xây dựng Chính phủ điện tử có thành công hay không phần lớn do nhận thức của người lãnh đạo. Hiện nay, một số người đứng đầu chưa quan tâm đến vấn đề này nên chủ trương công khai về thể chế, chính sách, quy hoạch, thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của đơn vị chưa thực sự minh bạch. Đây chính là một trong những nhân tố chính kéo lùi quá trình xây dựng Chính phủ theo hướng hiện đại đổi mới, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

Với nhận thức đó, bà Lê Thị Thu Hồng đề xuất Quốc hội và Chính phủ 3 giải pháp để thúc đẩy và phát triển Chính phủ điện tử. Một là, tăng cường chỉ đạo và có giải pháp quyết liệt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm gắn kết đồng bộ, chặt chẽ với việc thực hiện cải cách hành chính, phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về nhiệm vụ này. Trước mắt, cần đẩy nhanh việc xây dựng nội dung kiểm soát công việc của công chức, viên chức trên hệ thống thông tin điện tử, nhằm nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với cơ quan nhà nước.

Hai là, khẩn trương hoàn thành kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử ở quy mô quốc gia. Tiếp tục định hướng rõ ràng lộ trình cải cách hành chính một cách toàn diện dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng hạ tầng viễn thông với công nghệ kết nối dữ liệu hiện đại như 4G tiến đến 5G.

Thứ ba, cho phép kết nối và xử lý các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp trên cơ sở xác lập và xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia, nhất là đối với các cơ sở dữ liệu gốc làm nền tảng cho các ngành, các địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu nhánh. Song song với đó, Chính phủ cần tiến hành xây dựng phần mềm dùng chung trong toàn hệ thống, để tạo ra được sự liên kết, sự liên thông, chuẩn hóa, xóa bỏ tư duy ngành và xác lập tư duy quốc gia. "Tôi cho rằng, nhiệm vụ xây dựng và quản trị dữ liệu quốc gia không thể ủy thác cho một ngành cụ thể mà trách nhiệm là của Chính phủ. Vì vậy, chúng ta cần có cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn nữa để thu hút các nguồn lực, nhất là các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trong thiết kế hệ thống xây dựng phần mềm, tạo lập và quản trị cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu ngành", đại biểu kiến nghị./.

Theo Báo điện tử Đảng cộng sản.

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả công việc nhờ phần mềm văn phòng điện tử

Cải cách hành chính gắn liền với ứng dụng công nghệ

 

Phần mềm hải quan điện tử Phần mềm khai thuế điện tử chuyên nghiệp Phần mềm hóa đơn điện tử Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử
Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
595 Đường Đồng Khởi, Khu phố 8, P.Tân Phong, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 1286
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn