Chủ thể của chứng thư số là gì? Chứng thư số là công cụ đắc lực giúp các giao dịch điện tử của doanh nghiệp thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về thuật ngữ này, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa chứng thư số và chữ ký số. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về chủ thể chứng thư số và cách phân biệt hai công cụ này.
Chủ thế của chứng thư số là gì?
Căn cứ vào Khoản 7, Điều 13 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, chứng thư số được định nghĩa là một dạng chứng thư điện tử do một đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm mục đích xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người thực hiện ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Khái niệm chứng thư số.
Trong đó, một số các thuật ngữ được giải thích như sau:
Hiểu cách khác, chứng thư số được xem như một dạng “chứng minh thư” của chủ thể sử dụng trong môi trường Internet và máy tính.
Nếu nếu chứng thư số tương tự như một dạng “chứng minh thư”, vậy nội dung có bao gồm tên, ngày sinh, quê quán, hộ khẩu,... hay không? Chứng thư số được sử dụng trong các giao dịch điện tử đặc biệt nên sẽ bao gồm:
Căn cứ vào Điều 6 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chủ thể của chứng thư số được xác định: tất cả các tổ chức, cơ quan và chức danh của nhà nước hoặc người đủ thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số.
Riêng đối với trường hợp cấp chứng thư số cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức thì cần phải nêu rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức được cấp.
Chủ thể của chứng thư số có thể là doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp.
Đồng thời, khi thực hiện cấp chứng thư số cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức cần căn cứ vào các văn bản:
Như vậy, chủ thể chứng thư số có thể là cá nhân, tổ chức nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Luật này. Ví dụ điển hình về chủ thể là tổ chức như chủ thể chứng thư số là công ty, chủ thể chứng thư số là cá nhân như tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng,... của doanh nghiệp.
Chứng thư số và chữ ký số là hai thuật ngữ có mối liên hệ mật thiết. Chính vì vậy mà nhiều người dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai công cụ này xét về bản chất và chức năng hoàn toàn khác nhau.
Như đã phân tích ở trên, chứng thư số chứa khóa công khai còn chữ ký số chữa khóa bí mật. Hai công cụ này kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một cặp khóa, sử dụng để ký số. Nếu như chứng thư số được ví như “điều kiện cần” thì chữ ký số là “điều kiện đủ”, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
Mối liên hệ mật thiết giữa chứng thư số và chữ ký số.
Sau khi cung cấp chứng thư số, đơn vị cung cấp sẽ tạo chữ ký số cho chủ thể sử dụng. Chữ ký số được tạo trong khoảng thời gian mà chứng thư số còn hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai. Dù sử dụng trong cùng một quy trình ký số nhưng về bản chất, hai công cụ này hoàn toàn khác biệt.
Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề chủ thể của chứng thư số là gì. Chứng thư số và chữ ký số là hai công cụ không thể thiếu trong các giao dịch điện tử của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ bản chất và cách phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thắc mắc hoặc cần tìm hiểu thêm về hóa đơn điện tử vui lòng liên hệ: Miền Bắc: 1900 4767, Miền Nam/Trung: 1900 4768.
>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm văn phòng điện tử CloudOffice.