CloudOffce
HOTLINE: 1900 4767
|
Tin tức & sự kiện

Hợp đồng dịch vụ là gì và đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Xã hội phát triển kéo theo ngành dịch vụ gia tăng không ngừng. Hợp đồng dịch vụ được giao kết thường xuyên giữa các doanh nghiệp, đơn vị nhau và với khách hàng. Vậy hợp đồng dịch vụ là gì và  đối tượng của hợp đồng dịch vụ như thế nào?

hợp đồng dịch vụ 1

Giải đáp hợp đồng dịch vụ là gì và các đối tượng của hợp đồng dịch vụ.

1. Hợp đồng dịch vụ là gì 

Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Dịch vụ đóng vai trò cung cấp nguyên liệu vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngành kinh tế, tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước, đồng thời tạo ra nhiều việc làm, đem nguồn thu nhập cho người dân.

1.1 Khái niệm hợp đồng dịch vụ là gì

Tại Điều 513, Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”

Hợp đồng dịch vụ được giao kết dựa trên các nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Hợp đồng giao kết không được trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội 

1.2  Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Căn cứ theo quy định tại Điều 514, Bộ luật Lao động 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:

“Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ rất đa dạng và ở nhiều ngành dịch vụ khác nhau. Các đối tượng của hợp đồng dịch vụ đáp ứng điều kiện không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.  

Ví dụ các đối tượng của hợp đồng:

  • Đối với dịch vụ tiêu dùng: dịch vụ cầm đồ, cho vay, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ nhà hàng - khách sạn, dịch vụ cá nhân và cộng đồng…

  • Đối với dịch vụ sản xuất: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, tín dụng, đầu tư, tư vấn…

  • Đối với dịch vụ cộng đồng: dịch vụ cung cấp kỹ thuật, công nghệ; dịch vụ giáo dục;; dịch vụ chăm sóc y tế; dịch vụ văn hóa, thể thao; dịch vụ công, đoàn thể và bảo hiểm…

Ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều có thể xuất hiện hợp đồng dịch vụ. Giao kết hợp đồng dịch vụ sẽ giúp các bên bảo vệ được lợi ích của mình đồng thời xây dựng uy tín thương hiệu.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

Ngoài việc hiểu rõ hợp đồng dịch vụ là gì thì các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân khi ký hợp đồng dịch vụ cần tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và các luật liên quan khác. Khi ký hợp đồng dịch vụ bên sử dụng dịch vụ có quyền sau:

  • Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

  • Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng  và yêu cầu đền bù thiệt hại nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. 

Song song với quyền lợi thì bên sử dụng nghĩa vụ có trách nhiệm trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng và cung cấp cho bên cung ứng thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ 

Bên cung ứng dịch vụ cần nắm được các quyền và nghĩa vụ của mình đảm bảo việc thực hiện đúng đủ các thỏa thuận. Các bên tránh tranh chấp và gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín cũng như gây thiệt hại về tài chính. 

hợp đồng dịch vụ 2

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ.

Quyền của bên cung cấp dịch vụ gồm: 

  • Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

  • Trong trường hợp cần bên cung ứng dịch vụ được thay đổi điều kiện dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

  • Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:

Có 5 nghĩa vụ chính mà bên cung ứng dịch vụ cần lưu ý:

  • Thực hiện công việc theo thỏa thuận: đảm bảo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác nếu có.

  • Nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ không được giao cho bên khác thực hiện công việc đã thỏa thuận.

  • Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.

  • Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.

  • Giữ bí mật thông tin được cung cấp hoặc được biết nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

  • Trường hợp làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin phải đền bù thiệt hại.

Hiểu rõ hợp đồng dịch vụ là gì và đối tượng của hợp đồng dịch vụ giúp doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của mình. Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử để ký hợp đồng dịch vụ. Phần mềm hỗ trợ quản lý hợp đồng chuyên nghiệp, thiết lập hợp đồng thuận lợi, mọi lúc mọi nơi trên nhiều nền tảng thiết bị điện tử.

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội

  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768

  • Tel : 024.37545222

  • Fax: 024.37545223

  • Website: https://cloudoffice.com.vn/

Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
93/75 Đồng Khởi - Tân Phong - TP.Biên Hoà - Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 4767
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn