Khái niệm hợp đồng dân sự được đề cập đến trong Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên hiện nay đã không còn được sử dụng thay vào đó là khái niệm hợp đồng. Dưới đây là thông tin cần lưu ý để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Pháp luật về hợp đồng.
Khái niệm hợp đồng dân sự.
Khái niệm hợp đồng dân sự đã rất quen thuộc với nhiều cá nhân, tổ chức, tuy nhiên kể từ ngày 01/01/2017 khi Bộ luật dân sự 2015 chính thức có hiệu lực thì khái niệm hợp đồng dân sự không còn được sử dụng.
Khái niệm hợp đồng dân sự được định nghĩa theo Điều 388, Bộ luật dân sự 2005 ban hành ngày 14/6/2005 cụ thể như sau:
“Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Hiện nay, khái niệm hợp đồng dân sự đã không được sử dụng do Bộ luật dân sự 2005 đã hết hiệu lực thi hành thay thế vào đó là Bộ luật dân sự 2015 ban hành ngày 24/11/2015. Khi nhắc đến hợp đồng dân sự người ta có thể hiểu chung là hợp đồng nhằm xác nhận thỏa thuận của các bên tham gia giao kết.
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì khái niệm hợp đồng dân sự được bãi bỏ thay thế bằng khái niệm hợp đồng. Cụ thể tại Điều 385, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Khái niệm hợp đồng theo quy định của Pháp luật thay thế cho khái niệm hợp đồng dân sự theo đó kéo theo những đổi mới mà người tham gia giao kết hợp đồng cần nắm rõ so với quy định trước đây.
Nắm rõ những điểm đổi mới liên quan đến hợp đồng cần lưu ý ở Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 sẽ giúp các bên tham gia giao kết hợp đồng thuận lợi giao kết, hạn chế rủi ro.
Những điểm đổi mới liên quan đến hợp đồng cần lưu ý.
Trước đây khi Bộ luật dân sự 2005 còn hiệu lực song song với việc đưa ra khái niệm về hợp đồng thì Bộ luật dân sự 2005 cũng chỉ ra nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự thư sau:
Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng |
Tại Bộ luật dân sự 2015 thì các bên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3, Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. |
Có thể thấy, trong khi giao kết hợp đồng theo quy định cũ chỉ cần đảm bảo 2 nguyên tắc thì hợp đồng theo quy định hiện hành sẽ tuân thủ 5 nguyên tắc, nhưng không mất đi các nguyên tắc cốt lõi. Các nguyên tắc cốt lõi gồm tự nguyện, bình đẳng, thiện chí trung thực và không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Hợp đồng dân sự còn được hiểu là hợp đồng có phát sinh quan hệ dân sự. Trên thực tế, khi giao kết hợp đồng thì đã phát sinh những mối quan hệ dân sự cho nên dùng khái niệm hợp đồng thay thế cho hợp đồng dân sự sẽ có tính bao quát hơn rất nhiều. Khái niệm hợp đồng được sử dụng thay thế cho khái niệm hợp đồng dân sự, điều này kéo theo nhiều quy định về hợp đồng thay thế cho quy định về hợp đồng dân sự.
Cụ thể một vài quy định về hợp đồng dân sự tại Bộ luật dân sự 2005 thay thế bằng quy định về hợp đồng như:
Hình thức hợp đồng dân sự (Điều 401)
Nội dung của hợp đồng dân sự (Điều 402)
Địa điểm/thời điểm giao kết hợp đồng dân sự (Điều 403, 404)
Các loại hợp đồng dân sự chủ yếu (Điều 406)
Giải thích hợp đồng dân sự (Điều 409)
Hợp đồng dân sự vô hiệu (Điều 410)
Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 411)
Khi giao kết hợp đồng các bên cần lưu ý đến việc sử dụng khái niệm hợp đồng và khái niệm hợp đồng dân sự để đúng với quy định của pháp luật. Việc sử dụng sai khái niệm có thể khiến một trong các bên gặp rủi ro khi tranh chấp.
Trên đây là thông tin Cloudoffice cung cấp về khái niệm hợp đồng dân sự, những điểm đổi mới cần lưu ý khi giao kết hợp đồng. Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi góp ý bạn đọc vui lòng bình luận phía dưới bài viết.
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN