Khái niệm hợp đồng kinh tế là gì? Quy định về hợp đồng kinh tế mới
Khái niệm hợp đồng kinh tế được coi là nền tảng cho các hoạt động thương mại, sản xuất và trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Do đó, việc nắm rõ các quy định về hợp đồng kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế một cách an toàn và hiệu quả.
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế
Hiện nay, pháp luật không quy định chính xác khái niệm hợp đồng kinh tế. Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế hiểu đơn giản là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết trong việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với sự phân định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Hợp đồng kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế, là cầu nối giữa kế hoạch kinh doanh với quan hệ thị trường.
Khái niệm hợp đồng kinh tế được nhiều độc giả quan tâm.
Hợp đồng kinh tế có các đặc điểm sau:
- Mục đích của hợp đồng: Hợp đồng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận của các bên như hoạt động mua bán, sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hợp đồng trao đổi hàng hóa.
- Chủ thể giao kết: Bắt buộc có 1 bên pháp nhân, chủ thể còn lại có thể là pháp nhân hoặc cá nhân. Trường hợp là cá nhân thì phải có đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Nội dung hợp đồng: Phù hợp với các lĩnh vực, hoạt động ngành nghề mà các bên chủ thể đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, nội dung của hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật và các điều cấm kỵ của xã hội.
- Hình thức hợp đồng: Hợp đồng kinh tế bắt buộc phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các bên tham gia.
2. Cách phân loại hợp đồng kinh tế
Việc phân loại hợp đồng kinh tế giúp cho các bên tham gia giao dịch dễ dàng lựa chọn loại hợp đồng phù hợp, đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Cách phân loại hợp đồng kinh tế theo nội dung giao dịch.
Phân loại theo nội dung giao dịch là cách phân loại hợp đồng kinh tế phổ biến nhất hiện nay. Theo cách này, hợp đồng kinh tế bao gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Hợp đồng xây dựng
- Hợp đồng gia công hàng hóa
- Hợp đồng giao nhận thầu
- Hợp đồng vận chuyển
- Hợp đồng dịch vụ
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Hợp đồng đại lý
- Hợp đồng môi giới
- Hợp đồng thuê tài sản
- Hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
3. Nội dung cần có trong hợp đồng kinh tế
Nội dung trong hợp đồng kinh tế là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận, thống nhất với nhau dựa trên cơ sở của pháp luật, nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động kinh tế.
Thông thường, hợp đồng kinh tế phải có các nội dung cơ bản sau:
- Tiêu đề của hợp đồng: Nêu rõ tên gọi của hợp đồng (theo phân loại ở mục trên).
- Căn cứ pháp lý: Ghi rõ tên, số hiệu, ngày ban hành của các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng.
- Thời gian lập hợp đồng
- Nơi lập hợp đồng
- Thông tin của các bên tham gia hợp đồng: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email, mã số thuế (nếu có), người đại diện theo pháp luật (nếu có).
- Nội dung chính của hợp đồng:
- Đối tượng hợp đồng: Hàng hóa, dịch vụ cụ thể
- Số lượng như thế nào?
- Đơn giá
- Tổng giá trị của hợp đồng
- Hình thức thanh toán
- Thời gian và địa điểm giao hàng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Điều khoản bảo hành
- Giải quyết tranh chấp
- Thay đổi, bổ sung hợp đồng
- Chấm dứt hợp đồng
- Đại diện các bên tham gia hợp đồng ký tên và đóng dấu
Ngoài ra, hợp đồng kinh tế còn có thêm một số điều khoản khác tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
4. Hợp đồng kinh tế có hiệu lực khi nào?
- Các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp: Các bên tham gia giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và thẩm quyền để đại diện ký hợp đồng.
- Chủ thể ký kết phải hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ sự tự nguyện, ý chí thực, sự tự do của các bên trong thỏa thuận hợp đồng.
- Ngoài ra, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng phải tuân thủ theo đúng pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, nội dung trong trong hợp đồng phải cụ thể, nghĩa vụ trong hợp đồng phải có tính khả thi.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về hợp đồng kinh tế. Việc hiểu rõ khái niệm hợp đồng kinh tế, nội dung và quy định về hợp đồng sẽ giúp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt động thương mại một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://cloudoffice.com.vn/