CloudOffce
HOTLINE: 1900 1286
|
Tin tức & sự kiện

Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì phải xử lý như thế nào?

   Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó một cách đơn giản, dễ hiểu nhất. 

1. Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu trong trường hợp nào?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Hợp đồng vi phạm điều cấm của luật pháp, trái đạp đức xã hội. 
  • Hợp đồng vô hiệu do giả tạo. 
  • Hợp đồng vô hiệu do chủ thể chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi của mình. 
  • Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn. 
  • Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. 
  • Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. 
  • Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ theo các quy định về hình thức hợp đồng. 
  • Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. 

vô hiệu 1

Các trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.

 

2. Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì hậu quả như thế nào?

  • Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết. 
  • Hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, dù hợp đồng đã được thực hiện trên thực tế hay chưa. 
  • Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả lại bằng tiền (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). 
  • Hợp đồng bị vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu. 

>>> Xem thêm: Phần mềm hợp đồng điện tử, hợp đồng điện tử.

3. Cách xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu

3.1. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

  • Người sử dụng lao động và người lao động sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật. 

  • Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu đến khi hợp đồng được sửa đổi, bổ sung sẽ được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, hoặc theo quy định của pháp luật. 

  • Trong trường hợp các bên không thống nhất sửa đổi nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:

  • Các bên chấm dứt hợp đồng lao động. 

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng sẽ được thực hiện theo Khoản 2, Điều 9, Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

  • Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP. 

  • Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật. 

vô hiệu 2

Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì xử lý như thế nào?

 

3.2. Xử lý hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ

Với trường hợp hợp đồng bị vô hiệu do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng: 

  • Người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. 
  • Quyền, nghĩa vụ của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
  • Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
  • Nếu hợp đồng có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo Khoản 2, Điều 9, Bộ luật Tố tụng dân sự.
  • Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

- Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:

+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Quyền, nghĩa vụ của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 10, Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Trên đây CloudOffice đưa một số thông tin về hợp đồng vô hiệu. Hy vọng qua bài viết, độc giả sẽ biết được khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì phải xử lý như thế nào theo đúng quy định của pháp luật.

Phần mềm hải quan điện tử Phần mềm khai thuế điện tử chuyên nghiệp Phần mềm hóa đơn điện tử Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử
Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
595 Đường Đồng Khởi, Khu phố 8, P.Tân Phong, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 1286
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn