Trong thời đại hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, việc soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế sao cho chính xác, đầy đủ là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
1. Hợp đồng thương mại quốc tế là gì?
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên để xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có các tên gọi khác như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng xuất nhập khẩu…
Hợp đồng thương mại quốc tế là gì
Đây là một văn bản pháp lý quan trọng trong quá trình thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới. Do đó, việc soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế cần được thực hiện một cách cẩn thận theo đúng quy định của pháp luật.
2. Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế
Dưới đây là một số điều khoản bắt buộc có trong hợp đồng thương mại quốc tế để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng.
- Điều khoản tên hàng:
Đây là điều khoản quan trọng, không thể thiếu để xác định đối tượng cụ thể trong hợp đồng, giúp phân biệt mặt hàng này với mặt hàng khác, tránh nhầm lẫn có thể xảy ra.
Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc đặt tên hàng hóa trong hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, thông thường tên hàng bao gồm: Tên thông thường, tên thương mại và tên khoa học.
Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế.
Ngoài ra, tên hàng hóa có thể đi kèm với tên địa phương sản xuất ra mặt hàng đó nếu địa phương ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ví dụ: Nước mắm Cát Hải (Cát Hải là một huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam).
- Điều khoản về số lượng và trọng lượng
Các bên cần thỏa thuận thống nhất về đơn vị tính số lượng của hàng hóa. Bởi trong kinh doanh quốc tế, đơn vị tính không đồng nhất, có thể sử dụng nhiều đơn vị đo chiều dài, chiều rộng, diện tích hoặc thể tích khác nhau.
Ngoài ra, phần trọng lượng của sản phẩm: có thể bao gồm trọng lượng cả bì, trọng lượng tinh, hoặc trọng lượng thương mại…
- Điều khoản chất lượng
Có nhiều cách quy định phẩm chất, chất lượng trong hợp đồng như: quy định chất lượng theo tiêu chuẩn, theo mẫu hoặc theo mô tả…
Về mặt pháp lý, khi soạn thảo hợp đồng, cần lưu ý quy định về việc kiểm tra chất lượng ở bến đến và bến đi.
- Điều khoản giá cả
Quy định cụ thể về đồng tiền chung, phương pháp quy định mức giá. Đồng tiền tính giá có thể tính bằng tiền của nước người bán hoặc người mua, hoặc bên thứ ba tùy thuộc vào các bên tự thỏa thuận.
Về phương pháp định giá:
Giá xác định ngay: Quy định khi ký kết hợp đồng.
Giá quy định sau: Xác định lúc ký kết hợp đồng.
Giá có thể xem xét lại: Giá quy định trong hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại trong trường hợp giao hàng có sự biến động nhất định.
Giá di động (giá trượt): Là giá cả được tính toán khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu có tính đến chi phí biến động trong khi thực hiện hợp đồng.
- Điều khoản thanh toán:
Đồng tiền thanh toán: Không bắt buộc giống với đồng tiền tính giá. Trường hợp hai đồng tiền này khác nhau, cần xác định tỷ giá quy đổi, trong đó, lựa chọn tỷ giá của công cụ thanh toán nào, tỷ giá mua vào hoặc bán ra.
Thời hạn thanh toán: Thanh toán trước hoặc sau khi giao hàng.
Phương thức thanh toán: Lựa chọn một trong số các phương thức thanh toán sau: phương thức nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền, chuyển khoản…
Điều kiện đảm bảo hối đoái do các bên thỏa thuận để tránh tổn thất xảy ra do đồng tiền tăng hoặc sụt giá.
Chứng từ thanh toán: Bao gồm hối phiếu, vận đơn, hóa đơn bán hàng, bảng kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ…
- Điều khoản đóng gói và bao bì
Các bên cần thỏa thuận và thống nhất về yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì…
- Điều khoản giao hàng
Nêu rõ thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, thông báo giao hàng, phương thức giao hàng. Ngoài ra, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đồng.
- Điều khoản bảo hành
Trong điều khoản này, hai bên cần thống nhất về thời hạn bảo hành và nội dung bảo hành. Cụ thể, người bán cần cam kết thời hạn bảo hành là bao lâu, đặc điểm, tiêu chuẩn đảm bảo hàng hóa được bảo hành như thế nào…
- Điều khoản sử dụng ngôn ngữ ưu tiên
Hợp đồng thương mại quốc tế thường được soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, cần quy định bản hợp đồng nào sẽ có giá trị cao hơn.
- Điều khoản các vấn đề phát sinh và giải quyết tranh chấp
Cần nêu rõ phương thức giải quyết tranh chấp như thế nào trong trường hợp phát sinh vấn đề. Nếu cần lựa chọn trọng tài thì xác định tổ chức trọng tài nào, địa điểm ở đâu, chi phí do bên nào chịu và cam kết của các bên như thế nào?
- Điều khoản luật áp dụng
Điều khoản này là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ chưa được quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế.
Với những lưu ý mà CloudOffice cung cấp trên, hy vọng các doanh nghiệp có thể tự tin soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế một cách hiệu quả để bảo vệ được quyền lợi của mình trong quá trình giao dịch.