Chữ ký số đấu thầu là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong quá trình đấu thầu qua mạng giúp cho các doanh nghiệp có thể đăng ký nhanh nhất trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Quy định của pháp luật về chữ ký số đấu thầu như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Theo quy định tại Thông tư 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC, các đơn vị sẽ được đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng từ ngày 08/09/2015.
Theo đó, các doanh nghiệp tham gia đấu thầu phải đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thông qua chứng thư số đấu thầu. Chứng thư số này được cung cấp bởi các tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dùng để xác minh danh tính và đảm bảo tính độc nhất của doanh nghiệp.
Chữ ký số đấu thầu dùng để thực hiện các giao dịch điện tử.
Việc đấu thầu giúp đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế khi các nhà thầu có dịch vụ tương ứng cạnh tranh về quyền được cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp buộc phải sử dụng USB token chữ ký số để tham gia đấu thầu trên mạng đấu thầu quốc gia.
Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số đấu thầu để thực hiện các giao dịch điện tử bao gồm: Mạng đấu thầu quốc gia, mua sắm công, kho bạc, ngân hàng… một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.
2. Lợi ích khi sử dụng chữ ký số đấu thầu
Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử như: nộp thuế điện tử, khai hải quan điện tử, kê khai BHXH điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử…
Lợi ích khi sử dụng chữ ký số đấu thầu là gì?
Trong hoạt động đấu thầu, việc sử dụng chữ ký số đấu thầu mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho tất cả các bên:
Bên mời thầu: Ra thông báo mời thầu, công bố thông tin về gói thầu bao gồm đối tượng, yêu cầu, thời hạn nộp hồ sơ, địa điểm mời thầu… Ngoài ra, còn giúp ra thông báo sơ tuyển cho các gói thầu lớn, mở thầu, trả lời các yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu và hủy thầu khi phát sinh các vấn đề khách quan hoặc chủ quan.
Nhà thầu: Hoàn thiện và ký hồ sơ dự tuyển, dự thầu, xác nhận thông tin hồ sơ năng lực, yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu để đảm bảo hiểu đúng và đầy đủ về yêu cầu của bên mời thầu; trả lời gia hạn hiệu lực hồ sơ thầu.
Chủ đầu tư: Phê duyệt quyết định hủy thầu và thực hiện các thủ tục liên quan.
Cơ quan có thẩm quyền: Ra quyết định hủy thầu nếu phát hiện có hành vi sai phạm hoặc giải quyết các kiến nghị liên quan đến mạng đấu thầu quốc gia.
Theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP và Khoản 7, Điều 3, Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT, Khoản 1, Điều 8, Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT: Khi sử dụng chữ ký số đấu thầu, doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
Doanh nghiệp cần dùng chứng thư số trên hệ thống e-GP là chứng thư số được cấp mới hoặc đã đăng ký nhưng vẫn còn hiệu lực.
Mỗi doanh nghiệp/tổ chức/đơn vị chỉ được đăng ký một chứng thư số và không được đăng ký cho tổ chức khác. Tuy nhiên, chứng thư số có thể sử dụng cho nhiều vai trò trên hệ thống như: bên mời thầu, nhà thầu, chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư…
Doanh nghiệp thể dùng dùng chung chứng thư số cho các tài khoản tham gia hoặc tài khoản nghiệp vụ thuộc cùng một tổ chức/đơn vị.
Trên hệ thống chỉ sử dụng chứng thư số của tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp các nội dung cơ bản về chữ ký số đấu thầu. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã nắm được những thông tin cần thiết khi sử dụng chữ ký số đấu thầu trên hệ thống đấu thầu qua mạng.
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc lựa chọn một nhà cung cấp chữ ký số uy tín và phù hợp là điều vô cùng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về phần mềm chữ ký số ECA ngay hôm nay!
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN