CloudOffce
HOTLINE: 1900 4767
|
Tin tức & sự kiện

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh và tài sản chung

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh cần lưu ý những gì? nắm rõ các quy định về tài sản chung bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời giúp việc hợp tác kinh doanh được thuận lợi.

quy định 1

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh.

1. Khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh thực chất là hợp đồng hợp tác được giao kết trong lĩnh vực thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Để hiểu rõ quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh cần nắm rõ khái niệm về hợp đồng hợp tác và hoạt động thương mại.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 504, Bộ luật dân sự 2015 đưa ra khái niệm về hợp đồng hợp tác như sau:

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại 2005 quy định: 

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận về việc cùng đóng góp tài sản công sức để thực hiện các hoạt động thương mại, cùng hưởng lợi ích. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được ký kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có tư cách pháp nhân.

2. Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh không chỉ tuân thủ luật thương mại mà còn cần tuân thủ pháp luật hợp đồng là các văn bản pháp luật liên quan khác. Dưới đây là một số quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh cần lưu ý.  

2.1 Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được giao kết dưới dạng hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, theo Khoản 2, Điều 504, Bộ luật Lao động 2015 quy định hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản. Theo đó, hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng phải được lập thành văn bản. 

quy định 2

Hợp đồng hợp tác kinh doanh buộc phải thành lập văn bản.

2.2 Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh 

Các bên khi giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể thỏa thuận nội dung giao kết sao cho phù hợp. Tuy nhiên nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh cần có nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 505, Bộ luật Dân sự 2015: Cụ thể các nội dung bao gồm: 

  • Mục đích, thời hạn hợp tác;

  • Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;

  • Các tài sản đóng góp, nếu có;

  • Các đóng góp khác bằng sức lao động, nếu có;

  • Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;

  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;

  • Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;

  • Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

  • Các điều kiện chấm dứt hợp tác.

Ngoài ra đối với các hợp đồng hợp tác quan trọng có giá trị lớn các bên cần lưu ý nội dung về phạt nghĩa vụ hợp đồng, các trường hợp bất khả kháng, phương thức giải quyết tranh chấp.

2.3 Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác 

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh đảm bảo các thành viên hợp tác khi tham gia giao kết hợp đồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ sau:

  • Các thành viên được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.

  • Đều có quyền tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

  • Có nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

  • Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

2.4 Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với trường hợp ra nhập hoặc rút khỏi hợp đồng

Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh thì việc ra nhập hoặc rút khỏi hợp đồng cần tuân thủ các quy định sau:

quy định 4

Quy định ra nhập hoặc rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đối với việc ra nhập hợp đồng:

  • Việc ra nhập hợp đồng hợp tác kinh doanh tuân theo thỏa thuận được quy định trong hợp đồng;

  • Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định thì cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Đối với việc rút khỏi hợp đồng:

Các thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong 2 trường hợp: 

  • Một là theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác; 

  • Hai là có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Việc rút khỏi hợp đồng không thuộc 2 trường hợp nêu trên thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

3. Quy định về tài sản chung của các thành viên hợp tác 

Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Các tài sản chung có thể là tiền mặt, có thể là cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hoặc quy trình kỹ thuật.... 

  • Các thành viên hợp tác có thỏa thuận về góp tiền mà chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định.

  • Trường hợp định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  • Trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác thì không được phân chia tài sản chung, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.

Đối với thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Lưu ý: Việc phân chia tài sản chung được quy định trên không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia. 

Có rất nhiều quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh do tính chất đa dạng về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp trước khi giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh cần nắm rõ luật pháp về hợp đồng, luật thương mại, đồng thời tham khảo thêm các văn bản pháp luật liên quan khác để tránh những rủi ro không đáng có.

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội

  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768

  • Tel : 024.37545222

  • Fax: 024.37545223

  • Website: https://cloudoffice.com.vn/

Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
93/75 Đồng Khởi - Tân Phong - TP.Biên Hoà - Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 4767
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn