Thuyết trình là kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong công việc và cuộc sống. Nhưng thực tế cho thấy, rất ít người bẩm sinh đã có kỹ năng thuyết trình tốt, phần lớn đều phải trải qua quá trình rèn luyện thường xuyên. Vậy làm thế nào để có kỹ năng thuyết trình tốt?
10 Cách giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình.
Rèn luyện thường xuyên là cách tốt nhất nếu bạn muốn trang bị cho mình một kỹ năng thuyết trình tốt, linh hoạt. Tập luyện không chỉ giúp cho bạn làm quen, thuyết trình trôi chảy hơn mà còn nâng cao sự tự tin.
Để tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trong trường hợp không có đủ điều kiện về môi trường thực hành, bạn có thể ghi âm những gì mình trình bày rồi nghe lại. Điều này giúp bạn tự đánh giá và phát hiện những lỗi sai sót, những điểm chưa ổn để khắc phục, điều chỉnh và hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên.
Mỗi người đều có phong cách thuyết trình riêng với những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Nếu bạn tham dự, theo dõi các buổi thuyết trình khác, bạn sẽ học hỏi được nhiều chiến thuật trình bày trước đám đông để đúc rút cho mình những kinh nghiệm cần thiết nhất khi thuyết trình.
Bạn không nhất thiết phải rập khuôn một cách máy móc theo cách thuyết trình của ai đó mà chỉ nên học hỏi một số điểm mà mình cảm thấy còn thiếu sót. Đây là “lối tắt” trong quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình giúp bạn cải thiện kỹ năng của bản thân nhanh chóng, mất ít công sức.
Tạo tâm lý tích cực, lạc quan trước mọi buổi thuyết trình sẽ giúp bạn vượt qua nhiều rào cản, mang lại trạng thái tâm lý hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Khi bạn tư duy tích cực về những điều tích cực sẽ xảy ra và sẽ đạt được trong buổi thuyết trình, bạn sẽ có động lực đạt được nó.
Tự tin là yếu tố không thể thiếu giúp bài thuyết trình thành công. Nếu bạn có phong thái tự tin, tin vào bản thân mình thì khán giả cũng sẽ tin bạn. Đồng thời, tự tin sẽ giúp bạn xử lý các tình huống phát sinh trong thời gian thuyết trình được suôn sẻ hơn, không bị luống cuống.
Tự tin là chìa khóa thuyết trình thành công.
Thuyết trình không chỉ là quá trình bạn nói mà còn là sự tương tác qua lại giữa bạn và người nghe. Nếu bạn tăng cường tương tác với người nghe sẽ làm tăng hiệu quả bài thuyết trình, khán giả sẽ cảm thấy hào hứng và bị lôi cuốn vào bài thuyết trình của bạn.
Vì vậy, hãy chủ động tương tác với khán giả bằng cách đặt nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung thuyết trình để khán giả trả lời. Đây cũng là cách khiến mọi người sẽ nhanh hiểu và nắm được vấn đề mà bạn muốn truyền tải.
>> Tham khảo: Những lỗi giao tiếp nơi công sở phổ biến.
Một bí quyết ít người áp dụng khi chuẩn bị nội dung thuyết trình là không nắm được khán giả là ai. Bạn hãy tìm hiểu xem họ thuộc đối tượng nào, họ muốn nghe điều gì và vấn đề họ đang cần giải quyết, bài thuyết trình của bạn sẽ giúp họ những gì?
Hiểu khán giả để truyền tải nội dung phù hợp.
Biết được đối tượng khán giả của mình, bạn sẽ dễ dàng truyền tải nội dung phù hợp và hữu ích cho họ. Nắm bắt tâm lý người nghe thành công là bạn đã thành công một nửa trong khâu chuẩn bị nội dung thuyết trình.
Các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể là môi trường thực hành tốt cho bạn nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình nhanh nhất. Tham gia các câu lạc bộ, bạn không chỉ có cơ hội được thực hành thuyết trình, nâng cao sự tự tin mà còn được giao lưu và học hỏi nhiều kỹ năng bổ ích để nâng cao khả năng thuyết trình của mình.
Một nội dung đầy đủ, khoa học được lồng ghép với sự hài hước, vài mẩu chuyện thú vị sẽ là điểm cộng lớn cho bài thuyết trình của bạn. Theo Harvard Business Review, con người thường bị hấp dẫn và dễ đồng cảm bởi những câu chuyện.
Vì vậy, nếu bạn khơi dậy sự tò mò của người nghe qua những câu chuyện, họ sẽ cảm thấy hứng thú, bị thu hút và tập trung cao hơn. Bài thuyết trình của bạn cũng sẽ trở nên sáng tạo, không bị rập khuôn hay nhàm chán.
Mở đầu là phần quan trọng quyết định khán giả có tiếp tục nghe bài thuyết trình của bạn hay không. Vì vậy, bạn cần mở đầu thật thu hút và ấn tượng để người nghe không thể rời mắt khỏi bài thuyết trình của bạn.
Tương tự phần mở đầu, khi kết thúc bài thuyết trình, bạn hãy đưa ra kết luận một cách chuyên nghiệp và có trọng tâm, giải quyết vấn đề đưa ra trong bài. Tóm tắt và nhấn mạnh thông tin quan trọng sẽ giúp khán giả tổng hợp lại nội dung chủ chốt và nhớ lâu hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Những lời góp ý của khán giả chính là yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thiện hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến cảm xúc, thái độ của khán giả, thậm chí có thể hỏi để xin đánh giá nhằm rút kinh nghiệm cho những lần thuyết trình sau.
Trên đây là 10 Cách giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình. Để thuyết trình khéo léo và tự tin trước đám đông là cả một quá trình rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm, bạn có thể lưu lại những bí quyết này áp dụng cho bản thân để dần trở nên chuyên nghiệp hơn mỗi khi đứng trước đám đông và truyền tải nội dung thuyết trình.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN