Đối với công ty TNHH một thành viên, để huy động vốn từ một số cá nhân, tổ chức khác nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, công ty phải chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Công ty có thể lựa chọn chuyển đổi sang công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên.
Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 75, Luật Doanh nghiệp, một trong những quyền quan trọng của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân hoặc tổ chức khác.
Khoản 1, Điều 77, Luật Doanh nghiệp quy định các trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng vốn, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, công ty TNHH một thành viên có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong trường hợp chủ sở hữu công ty sử dụng vốn điều lệ để trả nợ.
>> Tham khảo: Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.
Việc chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên được hướng dẫn khá rõ ràng, cụ thể tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 26 và Điều 23, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hồ sơ chuẩn bị gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên.
- Giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng, tặng hoặc cho nhận thừa kế.
+ Hợp đồng cho, tặng.
+ Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ khác chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.
+ Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp.
- Trường hợp huy động vốn: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp và giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới.
- Trường hợp huy động vốn của các tổ chức nước ngoài: Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
- Danh sách các thành viên tham gia góp vốn.
- Giấy tờ pháp lý cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của thành viên góp vốn:
+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
+ Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản cử người đại diện ủy quyền kèm theo chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
- Văn bản ủy quyền và bản sao một trong các giấy tờ chứng thực đối với người được ủy quyền thực hiện thủ tục.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 26, Luật Doanh nghiệp năm 2020, người làm thủ tục có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ sau:
- Quy trình các bước xử lý hồ sơ:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính..
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả:
Theo biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, chi phí chuyển đổi sẽ bao gồm:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần (Miễn lệ phí đối với những trường hợp làm thủ tục đăng ký qua mạng theo Khoản 3, Điều 5 của Thông tư này.
- Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.
>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp.
Khi chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, công ty cần lưu ý:
- Công ty có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác.
- Nếu công ty TNHH một thành viên đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời thay đổi người đại diện pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ ký hồ sơ đối với công ty TNHH 2 thành viên sau khi chuyển đổi.
- Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Nếu tên công ty có chứa cụm từ “một thành viên”, “MTV” hoặc tương đương thì phải thay đổi tên và làm lại biển hiệu công ty.
Sau khi hoàn thành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, công ty cần tiến hành thêm các thủ tục:
- Thay đổi mẫu con dấu công ty nếu việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp có làm thay đổi các nội dung khắc trên con dấu.
- Thay đổi thông tin hóa đơn điện tử: Nếu việc thay đổi mô hình doanh nghiệp có làm thay đổi thông tin hiển thị trên hóa đơn điện tử.
- Thông báo đến một số cơ quan có liên quan về việc thay đổi mô hình doanh nghiệp: Ngân hàng, cơ quan thuế, bảo hiểm,...
Trên đây là hướng dẫn chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên. Doanh nghiệp cần nắm được bộ hồ sơ, quy trình thực hiện, thời gian giải quyết và thực hiện một số công việc quan trọng sau khi chuyển đổi mô hình doanh nghiệp.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN