CloudOffce
HOTLINE: 1900 4767
|
Tin tức & sự kiện

Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu lập như thế nào?

Lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của doanh nghiệp để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp trong kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp doanh nghiệp không phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không có thông báo tạm ngừng kinh doanh thì báo cáo như thế nào? Doanh nghiệp tham khảo cách xử lý báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu dưới đây.

>> Tham khảo: Kiểm soát tài chính doanh nghiệp như thế nào hiệu quả?

1. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán năm 2015, khái niệm báo cáo tài chính được định nghĩa là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Tại Khoản 4, Điều 6, Luật Kế toán năm 2015, báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan thuế có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời hạn quy định.

Mặt khác, theo Điều 99, Thông tư 200/2014/TT-BTC có nêu, Báo cáo tài chính năm áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế. 

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, báo cáo tài chính được quy định áp dụng với tất cả các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp có trách nhiệm lập và nộp Báo cáo tài chính (trừ những trường hợp không phải lập và nộp báo cáo tài chính đã nêu) kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

2. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.

Trường hợp doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần lưu ý:

  • Hạch toán các khoản vốn góp: Nợ TK 111, 112; Có TK 411

Lưu ý: Thời gian vốn góp là 90 ngày kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Hạch toán thuế môn bài: Doanh nghiệp không thuộc diện được miễn lệ phí môn bài thì phải kê khai và nộp lệ phí môn bài.
  • Hạch toán thuế môn bài phải nộp: Nợ TK 642/ Có TK 3339.
  • Hạch toán thanh toán tiền thuế môn bài: Nợ TK 3339/ Có TK 111, 112.
  • Trường hợp doanh nghiệp có mở tài khoản công ty:
  • Các khoản phí duy trì tài khoản hạch toán: Nợ TK 642/Có TK 112.
  • Các khoản lãi tiền gửi ngân hàng hạch toán: Nợ TK 112/Có TK 515.
  • Các khoản chi phí khi thành lập: chi phí tư vấn thành lập, chi phí mua chữ ký số, hóa đơn điện tử,...: Nợ TK 642/Có TK 111, 112.

>> Tham khảo: Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của công ty cổ phần.

3. Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính ở đâu?

Nơi nộp báo cáo tài chính

Nơi nộp báo cáo tài chính.

Căn cứ theo Điều 110, Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc nộp và nhận báo cáo tài chính quy định như sau:

- Doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

- Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính gửi lên cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Riêng các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

- Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

- Đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

- Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

>> Tham khảo: Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Trên đây là hướng dẫn lập báo cáo tài chính trong trường hợp không phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp có trách nhiệm lập và nộp Báo cáo tài chính kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí. Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần lưu ý về các khoản vốn góp, khoản chi phí khi thành lập.

Kết luận

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://cloudoffice.com.vn/

 

Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
93/75 Đồng Khởi - Tân Phong - TP.Biên Hoà - Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 4767
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn