CloudOffce
HOTLINE: 1900 1286
|
Tin tức & sự kiện

Kiểm soát tài chính doanh nghiệp như thế nào hiệu quả?

Kiểm soát tài chính doanh nghiệp là quy trình không thể thiếu trong quản trị tài chính nói riêng và kiểm soát nội bộ nói chung. Việc kiểm soát tốt tình hình tài chính sẽ đảm bảo đạt được các mục tiêu dự kiến với hiệu quả cao. Kiểm soát tài chính là gì và làm cách nào để kiểm soát tài chính hiệu quả?

Kiểm soát tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Hướng dẫn kiểm soát tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

1. Kiểm soát tài chính là gì?

Kiểm soát tài chính được hiểu là kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn tiền để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất kiểm soát tài chính là quá trình kiểm soát từ khâu hình thành đến khâu sử dụng các nguồn lực, đối tượng kiểm soát là các hoạt động có liên quan trực tiếp đến quá trình này.

Kiểm soát tài chính là bộ phận không thể tách rời trong quản trị tài chính, cho phép nhanh chóng xác định và loại bỏ các điều kiện, các yếu tố không thuận lợi trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo để doanh nghiệp có khả năng đạt được mục tiêu hiệu quả.

>> Tham khảo: Tổng quan về ngành Headhunter.

2. Mục tiêu của kiểm soát tài chính doanh nghiệp

Kiểm soát tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu dưới đây.

2.1. Đảm bảo nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là yếu tố cốt lõi cho quá trình vận hành, hoạt động của doanh nghiệp nên việc kiểm soát tài chính nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn có nguồn lực để hoạt động xuyên suốt, đảm bảo các kế hoạch được thực hiện.

2.2. Phát hiện các sai phạm

Các sai phạm tài chính dễ dẫn đến các rủi ro tài chính lớn, làm ảnh hưởng đến các mục tiêu hoặc thậm chí có thể mất thị trường cho đối thủ cạnh tranh. Việc kiểm soát tình hình tài chính nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm, nguy cơ xảy ra rủi ro để kịp thời có biện pháp điều chỉnh, cải thiện tình hình tài chính.

2.3. Khuyến khích kịp thời người lao động

Vấn đề tài chính cũng có liên quan mật thiết đến người lao động. Kiểm soát tài chính để nắm được thực trạng các vấn đề của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp khuyến khích tài chính tốt hơn đối với người lao động để đảm bảo rằng họ tập trung thực hiện các công việc được giao một cách tốt nhất.

>> Có thể bạn quan tâm: Bố cục một bài thuyết trình thành công.

2.4. Chủ động hình thành và thực hiện các giải pháp phòng ngừa

Việc chẩn đoán sớm các vấn đề tồn đọng, các rủi ro có thể xảy ra thông qua kiểm soát tài chính sẽ giúp doanh nghiệp chủ động có phương án phòng ngừa thay vì các hành động khắc phục.

2.5. Giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là một trong những điều không mong muốn nhất nhưng thường khó tránh khỏi. Việc có sự chuẩn bị và lường trước các rủi ro đồng thời có sự kiểm soát tốt tài chính sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro sau:

  • Rủi ro mất cân đối dòng tiền.
  • Rủi ro tăng lãi suất cho vay.
  • Rủi ro sức mua thị trường giảm.
  • Rủi ro thay đổi tỷ giá hối đoái theo hướng bất lợi.
  • Rủi ro mất khả năng tái đầu tư.
  • Rủi ro chi tiết trong từng hoạt động.

Kiểm soát rủi ro tài chính

Kiểm soát tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro.

3. Cách kiểm soát tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Kiểm soát tài chính là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của nhà lãnh đạo, nhà quản lý, không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn thúc đẩy hoạt động lớn mạnh của doanh nghiệp.

3.1. Kiểm soát tài chính, kế toán có hệ thống

Kiểm soát tài chính, kế toán có hệ thống khoa học sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững nhất:

  • Nắm được những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Tất cả các khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp cần được theo dõi chi tiết, rõ ràng.
  • Thiết lập đầy đủ chính sách kiểm tra và kiểm soát nội bộ, bao gồm cả biện pháp phòng chống gian lận.
  • Có thể đầu tư phần mềm kế toán đối với các doanh nghiệp quy mô lớn.
  • Duy trì và cập nhật báo cáo dòng tiền hàng tháng.
  • Luôn có báo cáo tài chính hàng tháng.

3.2. Kiểm soát thu, chi

Các khoản thu, chi của doanh nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ, rõ ràng để quản lý dòng tiền hiệu quả, tránh thâm hụt ngân sách. Nguyên tắc để không dính phải nhiều khoản nợ là doanh nghiệp không nên chi nhiều lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.

3.3. Đầu tư sinh lời

Việc tận dụng những khoản tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp để đầu tư vào những dự án sinh lời sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận. Các khoản đầu tư sinh lời với tỷ suất sinh lời cao sẽ thu về dòng tiền lớn.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

Đầu tư sinh lời để tăng nguồn tiền

Đầu tư sinh lời để tăng nguồn tiền cho doanh nghiệp.

3.4. Cân đối giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

Một nhà quản lý kiểm soát tài chính tốt chắc chắn sẽ biết cách cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời. Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn, nghĩa là nếu bạn muốn mang lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn, bạn phải chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao.

Luôn tính tới tác động của thuế

Bất kỳ khoản sinh lời nào cũng đều chịu thuế của Nhà nước, là người quản lý, bạn cần xem xét và tính toán kỹ lưỡng các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của thuế ngay từ đầu.

Trên đây là một số thông tin về kiểm soát tài chính doanh nghiệp. Đây là công việc không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, doanh nghiệp cần lưu ý để có biện pháp kiểm soát hiệu quả, đảm bảo dòng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://cloudoffice.com.vn/

 

Phần mềm hải quan điện tử Phần mềm khai thuế điện tử chuyên nghiệp Phần mềm hóa đơn điện tử Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử
Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
595 Đường Đồng Khởi, Khu phố 8, P.Tân Phong, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 1286
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn