Sử dụng biểu mẫu đánh giá nhân viên thử việc là phương thức hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Dựa vào kết quả đánh giá, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan về mức độ phù hợp, thái độ làm việc, hiệu quả công việc, từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận nhân viên thử việc để trở thành nhân viên chính thức hay không. Để xây dựng biểu mẫu đánh giá thử việc, doanh nghiệp có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây.
Xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên thử việc là bước quan trọng khi tuyển nhân sự.
Sau khi nhân viên hết thời gian thử việc, phòng Nhân sự sẽ cần một bản đánh giá nhân viên. Một số công việc cần thực hiện và lưu ý quan trọng khi đánh giá nhân viên thử việc như sau:
Công ty cần chuẩn bị các thủ tục để đánh giá nhân viên thử việc trước khoảng 01 tuần, có thể đưa biểu mẫu đánh giá cho nhân viên thử việc tham khảo trước.
Biểu mẫu đánh giá nhân viên thử việc cần được đưa cho hai bên: Bên quản lý, đào tạo nhân viên thử việc và phía nhân viên thử việc. Sau đó, người quản lý có trách nhiệm tổng hợp, so sánh và sàng lọc những nội dung cần chú trọng dựa trên hai bản đánh giá nhận được.
Trường hợp có sử dụng phỏng vấn đánh giá thử việc kết hợp biểu mẫu đánh giá thử việc, trưởng phòng chuyên môn cần chủ trì trực tiếp buổi phỏng vấn, lắng nghe những ý kiến, chia sẻ về môi trường làm việc, những khó khăn trong công việc, những phản hồi từ phía hai bên.
>> Tham khảo: Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với nhân viên công sở.
Tùy theo đặc trưng vị trí công việc và công ty và tùy theo phương pháp đánh giá thử việc, người đánh giá có thể xây dựng các mẫu đánh giá thử việc bao gồm các tiêu chí khác nhau. Một số mô hình, nội dung cơ bản thường được sử dụng trong mẫu đánh giá thử việc như sau:
ASK là mô hình đánh giá thử việc khá phổ biến hiện nay:
Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy của ứng viên, hiểu biết của ứng viên liên quan đến công việc, trình độ học vấn của ứng viên,...
Skill (Kỹ năng): Được hiểu là thao tác của ứng viên để phục vụ cho công việc như kỹ năng tin học/máy tính, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,...
Attitude (Thái độ/Phẩm chất): Thuộc về phạm vi cảm xúc và cách ứng viên tiếp nhận công việc, vấn đề. Attitude bao gồm sự nhiệt tình của ứng viên khi làm việc, sự hòa đồng với đồng nghiệp, thái độ với cấp trên, thể hiện tinh thần kỷ luật, tinh thần tập thể và trách nhiệm công việc của ứng viên.
Thái độ làm việc là tiêu chí không thể thiếu trong mọi biểu mẫu đánh giá ứng viên, bao gồm các mục sau:
Tinh thần trách nhiệm: Thể hiện thái độ với công việc, trách nhiệm của nhân viên với công việc được giao.
Tính tích cực: Sự nhiệt tình, tinh thần làm việc của ứng viên khi tiếp nhận công việc, thái độ khi thực hiện công việc.
Tinh thần hợp tác: Thể hiện cách cư xử, phối hợp, các mối quan hệ với đồng nghiệp.
Tính kỷ luật: Sự chấp hành kỷ luật, quy định hoặc quy chế riêng của doanh nghiệp.
Giờ giấc làm việc: Nhân viên có đi làm đúng giờ hay không, hoàn thành công việc đúng thời hạn đề ra không?
>> Tham khảo: Top 6 công ty có dịch vụ Headhunter hàng đầu Việt Nam.
Ngoài thái độ làm việc thì năng lực làm việc là yếu tố “cốt lõi” quyết định việc tiếp nhận nhân viên thử việc:
Tư chất và khả năng làm việc: Thể hiện ở năng lực, khả năng hoàn thành các công việc được giao.
Khối lượng công việc: Thể hiện hoàn thành khối lượng, số lượng, đầu mục công việc được giao trong một khoảng thời gian nhất định.
Chất lượng công việc: Hiệu quả thực hiện công việc.
Tính linh hoạt: Thể hiện ở khả năng thích ứng với các tình huống bất ngờ phát sinh trong công việc.
Khả năng phát triển trong tương lai: Dự đoán khả năng phát triển, thăng tiến của nhân viên sau này.
Tình hình sức khỏe: Tình trạng sức khỏe hiện tại của ứng viên có phù hợp với công việc hay không?
>> Tham khảo: Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc.
Năng lực làm việc là yếu tố “cốt lõi” quyết định việc tiếp nhận nhân viên thử việc.
Tuy các biểu mẫu có nội dung khác nhau nhưng thông thường sẽ theo cấu trúc sau:
Phần thông tin: Thông tin ứng viên (Họ tên, địa chỉ, mã nhân viên, thông tin liên hệ, vị trí/chức vụ, bộ phận làm việc).
Thời gian thử việc
Phần tự đánh giá của nhân viên.
Phần đánh giá của cấp quản lý trực tiếp.
Phần đánh giá của phòng Nhân sự.
Ý kiến của lãnh đạo công ty.
Chữ ký của các bên.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
Một số mẫu đánh giá doanh nghiệp có thể tham khảo như sau:
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc đơn giản:
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc chi tiết:
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc theo thang điểm:
Trên đây là một số nội dung quan trọng để xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả. Đánh giá thử việc là quy trình quan trọng quyết định chất lượng nhân sự của doanh nghiệp nên cần chú ý các bước thực hiện, xây dựng biểu mẫu đầy đủ các tiêu chí để đánh giá khách quan, chính xác nhằm lựa chọn nhân viên phù hợp với vị trí công việc.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN