Những kỹ năng giao tiếp nào mà nhân viên công sở cần trang bị? Để chinh phục sếp và đồng nghiệp, ngoài năng lực của bản thân thì việc ứng xử, giao tiếp hàng ngày đóng vai trò quan trọng giúp bạn “ghi điểm”. Muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, bạn cần nắm giữ các nguyên tắc vàng dưới đây.
Các kỹ năng giao tiếp quan trọng.
Trước khi bắt đầu bất cứ câu chuyện, cuộc trò chuyện nào thì chào hỏi kỹ năng đầu tiên để mở đầu và giúp mọi người kết nối lại với nhau. Chào hỏi không chỉ là kỹ năng giao tiếp nơi công sở mà còn thể hiện văn hóa, sự lịch sự và tôn trọng đối phương trong giao tiếp.
Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn luôn chào hỏi và tạm biệt với mỗi người trong văn phòng. Dù gặp nhau trong thang máy, văn phòng, trước cuộc họp hoặc khi đang lấy nước,... đừng bao giờ tiết kiệm lời chào của mình. Lời chào là cách đơn giản nhất để trở nên thân thiện và gắn kết mối quan hệ nơi công sở.
Khi đi ngàn qua ai đó, đừng lảng tránh, bạn có thể mỉm cười và chào họ. Bạn có thể tiếp nối cuộc trò chuyện nếu có thời gian, đôi khi chỉ cần hỏi một vài câu đơn giản để xã giao, đó cũng là cách giúp bạn kết nối với người xung quanh rất hiệu quả.
>> Tin liên quan: Kỹ năng giao tiếp - “Chìa khóa” giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Khi lắng nghe cần xem người nói là duy nhất, không chỉ nghe bằng tai mà còn phải nghe bằng tâm để hiểu, nhìn thấy được ẩn ý trong lời nói. Việc lắng nghe và thấu hiểu một cách chân thành không chỉ giúp bạn nhìn thấu vấn đề mà còn tạo ra sự gắn kết thân mật, gần gũi hơn với mọi người xung quanh.
Lắng nghe để thấu hiểu vấn đề.
Kỹ năng lắng nghe còn giúp bạn tiếp thu những ý kiến đóng góp của sếp, đồng nghiệp. Từ những đóng góp này, bạn cần tự nhìn nhận lại bản thân để hoàn thiện mình.
Đồng nghiệp chính là những người bạn đồng hành của bạn trong quá trình làm việc. Nếu vận dụng các kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể được hỗ trợ nhiều trong quá trình làm việc, thúc đẩy tiến trình phát triển công việc nhanh hơn.
Hãy thường xuyên nói chuyện với đồng nghiệp để tạo mối quan hệ tốt, sự hợp tác tốt, tôn trọng đồng nghiệp để xóa bỏ bớt khoảng cách. Như vậy, quá trình làm việc sẽ hiệu quả hơn, đặc biệt là làm việc nhóm sẽ đạt kết quả tối đa nếu các thành viên có sự gắn kết với nhau.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
Cho đi chính là nhận lại, để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, đừng ngần ngại mở lòng và giúp đỡ. Đây là cơ hội để chia sẻ và trở nên thân thiết hơn. Đặc biệt là về sau, nếu bạn cần sự trợ giúp, họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc là kỹ năng tốt để tạo dựng mối quan hệ nơi công sở. Tuy nhiên, bạn không được nhầm lẫn giữa khái niệm hỗ trợ và khái niệm giúp đỡ ngoài khả năng.
Từ chối khéo léo những việc ngoài khả năng.
Bạn có thể hỗ trợ người khác khi bạn hoàn thành công việc hoặc khi đang rảnh, tuy nhiên nếu bạn vẫn đang dang dở công việc hoặc việc đó ngoài khả năng thì không nên nhận hỗ trợ người khác. Với những lời đề nghị này, bạn nên từ chối khéo léo để tránh ảnh hưởng đến kết quả làm việc của mình.
Việc giao tiếp đúng cách và vừa đủ khác với việc tán gẫu, tám chuyện tràn lan trong giờ làm việc. Bạn có thể giao tiếp, trò chuyện cùng đồng nghiệp nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng tới công việc, không đi quá mức.
Việc tán gẫu, nói chuyện riêng nơi công sở không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ công việc mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đồng nghiệp, đến các mối quan hệ tập thể. Vì thế, bạn cần biết cách tiết chế, nói chuyện và trao đổi có giới hạn và chừng mực với đồng nghiệp.
Bên cạnh thái độ chuyên nghiệp, làm việc hết khả năng thì bạn có thể xả stress ở các giờ giải lao, hoạt động tập thể. Đây vừa là cách giúp bạn và mọi người xung quanh thân thiết, hiểu nhau hơn mà còn là chất xúc tác giúp bạn giải tỏa căng thẳng, tạo động lực và tinh thần thoải mái để tiếp tục làm những công việc tiếp theo.
Làm hết sức, chơi hết mình.
Bạn nên tích cực tham gia các hoạt động tập thể cùng đồng nghiệp do công đoàn, đội nhóm tổ chức. Đây cũng là cách đơn giản nhất giúp bạn hiểu đồng nghiệp, hiểu sếp và những người xung quanh hơn.
Kết bạn với sếp, đồng nghiệp trên mạng xã hội cũng là điều mà bạn nên làm. Mạng xã hội như Facebook hay Instagram là phương tiện giúp bạn tìm hiểu về tính cách đồng nghiệp khá hiệu quả, giúp bạn trò chuyện ngoài giờ làm việc, xây dựng mối quan hệ nhanh chóng hơn.
Sau khi đã kết bạn, đừng ngần ngại đưa ra những lời nhận xét, một like yêu thích trên trạng thái, hình ảnh của họ sẽ giúp tạo sự gần gũi. Đó cũng có thể là chủ đề giúp bạn dễ dàng bắt chuyện hơn với mọi người.
Trên đây là 8 kỹ năng giao tiếp nơi công sở giúp “chinh phục” sếp và đồng nghiệp mà CloudOffice đã tổng hợp. Để xây dựng hình tượng tốt nơi làm việc, ngoài năng lực thì việc “giắt lưng” những kỹ năng giao tiếp mềm mỏng, khéo léo đã nêu ở trên chính là “chìa khóa” giúp bạn thúc đẩy sự phát triển của bản thân.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN