CloudOffce
HOTLINE: 1900 1286
|
Tin tức

Những điều cần biết về các loại hóa đơn điện tử

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định lộ trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử trong vòng 24 tháng từ ngày 01/11/2018 đến ngày 01/11/2020. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ về các loại hóa đơn điện tử. Vậy có những loại hóa đơn nào đang hiện hành? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định về hóa đơn điện tử.

Phần mềm hóa đơn điện tử là gì

Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử bao gồm các loại: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác bao gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,... phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,... hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hóa đơn điện tử có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy trong nhu cầu lưu thông hàng hóa, quản lý hóa đơn của người bán hoặc người mua.

2. Các loại hóa đơn điện tử đang hiện hành

Quy định về các loại hóa đơn điện tử đang hiện hành bao gồm các loại sau:

2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn có dòng thuế GTGT trên tờ hóa đơn)

Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng

Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng.

Từ ngày 01/11/2018, Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực thi hành, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đều bắt buộc chuyển sang hình thức hóa đơn điện tử trước ngày 01/11/2020. Thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hướng đến lợi ích doanh nghiệp trong việc giảm thiểu tủ thục hành chính, tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành hóa đơn giấy.

Theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì hóa đơn điện tử phải đảm bảo đủ các nội dung: Tên hàng hóa, dịch vụ; Đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; Thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

2.2. Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn trực tiếp) trên hóa đơn không có dòng thuế GTGT

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với Cơ quan Thuế.

Hóa đơn bán hàng được áp dụng cho những đối tượng sau:

  • Tổ chức hoặc cá nhân kê khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
  • Tổ chức hoặc cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau.

2.3. Các loại hóa đơn đặc thù

Theo Khoản 3, Điều 5, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định các loại hóa đơn đặc thù khác. Cụ thể như:

  • Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trong thực tế sử dụng các loại hóa đơn này cũng chiếm một phần không hề nhỏ. Bởi vậy, với nội dung cụ thể trong mỗi loại hóa đơn sẽ được Bộ Tài chính hướng dẫn khi doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp nên sớm hợp tác với các đơn vị cung cấp phần mềm để triển khai hóa đơn điện tử, tránh tình trạng ồ ạt đăng ký và các rủi ro không đáng có cho kịp hạn cuối là 01/11/2020.

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice.

3. Doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử nào?

Doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn để việc triển khai hóa đơn điện tử nhanh chóng và thuận tiện nhất. Điểm nổi trội của phần mềm E-invoice so với các phần mềm hóa đơn điện tử khác là sản phẩm ứng dụng công nghệ Blockchain, đảm bảo tính an toàn, bảo mật của hóa đơn điện tử.

Với 17 năm kinh nghiệm đã từng triển khai thành công cho hàng nghìn khách hàng, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn đã và đang trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu đối với các tổ chức, doanh nghiệp.

Mọi chi tiết về phần mềm E-invoice cũng như tư vấn triển khai xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn
Phần mềm hải quan điện tử Phần mềm khai thuế điện tử chuyên nghiệp Phần mềm hóa đơn điện tử Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử
Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
595 Đường Đồng Khởi, Khu phố 8, P.Tân Phong, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 1286
2025 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn