CloudOffce
HOTLINE: 1900 4767
|
Tin tức & sự kiện

Xử phạt đối với doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động

Xử phạt nghiêm đối với các trường hợp doanh nghiệp không đóng BHXH bắt buộc cho người lao động nhằm nhằm trục lợi. Hành vi trốn đóng BHXH không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động mà còn vi phạm các quy định về quản lý nhà nước về  bảo hiểm xã hội.

vi phạm không đóng bhxh 1

Mức xử phạt đối với doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động có thể lên tới 75 triệu đồng.

1. Quy định về hành vi vi phạm không đóng BHXH cho người lao động
Căn cứ theo Khoản 10, Điều 2, Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 15/8/2019 quy định về việc trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:

“10. Trốn đóng bảo hiểm quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”

Theo quy định trên, trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động thuộc hành vi trốn đóng BHXH. Năm 2022, hành vi trốn đóng BHXH sẽ được xử phạt theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 của Chính phủ.

2. Mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Căn cứ vào Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:

  • Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, mức xử phạt không đóng BHXH cho người lao động sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không đóng BHXH cho càng nhiều người lao động thì mức phạt càng cao.

3. Mức xử phạt các hành vi vi phạm khác liên quan đến BHXH, BHTN 

Tại Khoản 1, 2, 3 Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm khác liên quan đến BHXH, BHTN của người sử lao động. Cụ thể mức phạt đối với người sử dụng lao động với từng hành vi vi phạm như sau: 

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu:

  • Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại Khoản 7, Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội.

  • Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.

  • Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu: 

  • Không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN: 

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 nếu:

  • Doanh nghiệp chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN;

  • Doanh nghiệp đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

  • Doanh nghiệp đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

vi phạm không đóng BHXH

Người lao động có hành vi thỏa thuận để không tham gia BHXH bắt buộc có thể bị xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó trường hợp người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

4. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài việc xử phạt các hành vi vi phạm trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, doanh nghiệp sẽ buộc phải truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng đối với các hành vi vi phạm. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ phải đồng thời phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; 

Trong trường hợp nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm không đóng BHXH cho người lao động từ 30 ngày trở lên.

Trên đây là thông tin xử phạt đối với doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động mới nhất năm 2022. Doanh nghiệp, đơn vị cần nắm rõ để không sai phạm gây ra thiệt hại về tài chính.

>>> Tin liên quan: Lợi ích khi tham gia BHXH 5 năm liên tục

Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
93/75 Đồng Khởi - Tân Phong - TP.Biên Hoà - Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 4767
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn