CloudOffce
HOTLINE: 1900 1286
|
Tin tức & sự kiện

5 Phương pháp quản lý dự án hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

Quản lý dự án là “chìa khóa” mở ra thành công khi vận hành các dự án, là cửa ngõ thành công cho doanh nghiệp. Không có nhà quản trị nào bẩm sinh đã xuất chúng, để quản lý dự án hiệu quả, nhà quản trị có thể tham khảo những phương pháp quản lý dự án hiệu quả, nổi tiếng trên thế giới dưới đây.

 

Phương pháp quản lý dự án Waterfall - Mô hình thác nước.

 

1. Phương pháp quản lý dự án Waterfall - Mô hình thác nước

 

Phương pháp Waterfall hướng dẫn quản lý dự án theo mô hình thác nước. Nghĩa là, các công việc trong dự án được phân công và thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới, được mô phỏng giống như hình một thác nước chảy từ trên xuống dưới.

 

Khi quản lý dự án, xác định được mục tiêu, các nhóm sẽ được phân công công việc cụ thể. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau và vận hành theo quy trình, tuần tự liên tiếp.

 

>> Tham khảo: Bí quyết quản lý công việc cá nhân hiệu quả.

 

1.1. Ưu điểm của phương pháp quản lý dự án Waterfall

 

Phương pháp quản lý dự án Waterfall được áp dụng khá phổ biến bởi có nhiều ưu điểm sau:

 

- Đây là phương pháp thông dụng, dễ hiểu, dễ áp dụng để vận hành dự án.

 

- Waterfall là sự lựa chọn tuyệt vời cho các dự án có kế hoạch rõ ràng.

 

- Waterfall có quy trình làm việc được triển khai rõ ràng, dễ dàng phân phối dự án và phân bổ chi phí.

 

- Đặc biệt Waterfall phù hợp với các dự án nhỏ, không phát sinh quá nhiều vấn đề khác trong quá trình triển khai dự án.

 

- Waterfall giúp bạn quản lý và theo dõi tiến độ dự án, theo dõi tiến độ dự án hiệu quả thông qua việc các mục tiêu và kế hoạch đã được xác định cụ thể.

 

1.2. Hạn chế

 

Bên cạnh những ưu điểm về tính thông dụng và hiệu quả, phương pháp Waterfall vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

 

- Độ thích ứng thấp: Waterfall chỉ cho phép và áp dụng được với dự án đã có kế hoạch được đặt ra từ trước.

 

- Tính linh hoạt thấp: Nguyên tắc hoạt động của Waterfall là theo trình tự được ấn định sẵn. Vì vậy, trong quá trình áp dụng, nếu có ý kiến thay đổi dự án sẽ khá khó khăn vì phải tuân theo trình tự.

 

- Nếu dự án bị đánh giá là không hiệu quả thì nhóm sẽ phải thực hiện lại từ đầu.

 

2. Phương pháp Lean - Quản trị tinh gọn dự án

 

Quản trị tinh gọn (Lean Management) là phương pháp quản lý dự án tối ưu đối với doanh nghiệp. Phương pháp này được áp dụng với mục đích tạo ra giá trị cho khách hàng, loại bỏ những bước thừa trong quá trình vận hành.

 

Bản chất của phương pháp Lean là tận dụng triệt để nguồn lực để đạt kết quả tốt nhất với nguồn kinh phí thấp nhất.

 

Mục tiêu của phương pháp này là tối thiểu hóa thời gian, tiền bạc, nhân công để tổ chức vận hành dự án gọn nhẹ, khai thác triệt để nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng dự án để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 

2.1. Ưu điểm của phương pháp Lean

 

Phương pháp Lean có những ưu điểm sau đây:

 

- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp áp dụng Lean sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí, đặc biệt là các chi phí như chi phí thuê nhà kho, chi phí thuê nhân công quản lý.

 

- Tránh lãng phí những khoản không cần thiết: Lean giúp doanh nghiệp loại bỏ thời gian thừa, sản phẩm tồn kho, sản phẩm lỗi

 

- Nâng cao năng suất, tăng sự linh hoạt: Giảm thiểu thời gian sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

 

- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Lean vận hành quy trình sản xuất theo mô hình work cell, các sản phẩm sẽ được hoàn thiện và kiểm tra lỗi kỹ càng từng bước một.

 

- Khích lệ tinh thần của nhân viên và khách hàng: Vì nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển dự án nên sẽ được đóng góp và phát triển sản phẩm => Khích lệ tinh thần nhân viên.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng Excel hàm Vlookup hỗ trợ công việc.

 

2.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp Lean vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

 

- Phụ thuộc vào nhà cung ứng: Vì số lượng hàng tồn kho ít, phương pháp Lean vẫn bị phụ thuộc vào nhà cung ứng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể gặp phải một số rủi ro về cung ứng.

 

- Chi phí vận hành cao: Phương pháp Lean không áp dụng được hệ thống máy móc cũ kỹ, lạc hậu nên nhà quản trị phải bố trí lại nên dẫn đến chi phí vận hành dự án sẽ bị tăng cao.

 

- Dễ khiến khách hàng không hài lòng: Vì phương pháp Lean dễ gặp phải nhiều rủi ro và gián đoạn nên dễ dẫn tới khách hàng không hài lòng.

 

3. Phương pháp quản lý dự án Agile