CloudOffce
HOTLINE: 1900 1286
|
Tin tức & sự kiện

Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính ở đâu?

Ở Việt Nam, việc nộp báo cáo tài chính được thực hiện qua trực tiếp hoặc online tại cơ quan như Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Sở Tài chính... Cụ thể mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về việc nộp báo cáo tài chính. Mời bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới để có được những thông tin về việc nộp báo cáo chính xác.

Nộp báo cáo tài chính

Nơi doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính

1. Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính ở đâu?

Theo hướng dẫn tại Điều 110, Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp, các địa điểm doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính, bao gồm:

  • Cơ quan Tài chính (Đơn vị Sở)
  • Cơ quan Thống kê (Tổng cục Thống kê)
  • Cơ quan Thuế (Tổng cục Thuế)
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng) hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất …
  • Doanh nghiệp cấp trên
  • Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán.

>> Tham khảo: Các trường hợp cần hủy hóa đơn điện tử.

Loại hình doanh nghiệp

Cơ quan nhận báo cáo tài chính

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các loại doanh nghiệp khác

v

v

 

Cơ quan tài chính

v

v

v

Cơ quan Thuế

v

v

v

Cơ quan Thống kê

v

v

v

DN cấp trên

v

v

v

Cơ quan đăng ký KD

Cụ thể, với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có quy định riêng về nơi nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:

1.1. Quy định chung về nơi doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính

- Tất cả các doanh nghiệp đều phải nộp báo cáo tài chính cho Cơ quan thuế tại địa phương doanh nghiệp đặt trụ sở, cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.

- Tổng công ty Nhà nước phải nộp Báo cáo tài chính cho Tổng cục Thuế.

- Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên thì nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên.

- Những doanh nghiệp thuộc diện phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì trước khi nộp báo cáo tài chính phải thực hiện kiểm toán. Đồng thời, đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi nộp.

1.2. Doanh nghiệp Nhà nước

Những doanh nghiệp thuộc diện doanh nghiệp Nhà nước (tùy đặc thù), nộp báo cáo tài chính tới các Cơ quan sau:

- Doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh nào thì nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh đó.

- Doanh nghiệp Nhà nước đóng trên thành phố trực thuộc Trung ương (TW) thì nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính TW đó và cho Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính).

- Doanh nghiệp nhà nước lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số phải nộp báo cáo tài chính cho Vụ tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính.

- Thêm vào đó, các công ty về chứng khoán và các công ty đại chúng phải nộp báo cáo tài chính cho Sở Giao dịch chứng khoán và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

1.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

- Các doanh nghiệp FDI nộp báo cáo tài chính cho Sở Tài chính của tỉnh, TP trực thuộc TW, nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

1.4. Doanh nghiệp có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, công nghệ cao

- Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Báo cáo tài chính

Khi nào doanh nghiệp không cần nộp báo cáo tài chính

2. Các trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính

Thông thường, doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều phải nộp báo cáo tài chính định kỳ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không cần nộp báo cáo tài chính. Dưới đây là chi tiết 3 trường hợp đó:

2.1. Doanh nghiệp thuộc diện doanh nghiệp siêu nhỏ

Thông tin tại Khoản 1, Điều 18, Thông tư 132/2018/TT-BTC, quy định về việc doanh nghiệp siêu nhỏ nộp báo cáo tài chính như sau:

Những doanh nghiệp siêu nhỏ tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ % doanh thu của dịch vụ, hàng hóa thì không bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Có mấy loại cổ phần trong công ty cổ phần?

2.2. Doanh nghiệp thuộc diện doanh nghiệp được phép gộp kỳ kế toán

Khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định về cách tính gộp kỳ kế toán như sau:

“Nếu kỳ kế toán của doanh nghiệp là năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối có thời gian lập ngắn hơn 90 ngày thì doanh nghiệp được phép cộng gộp với kỳ kế toán năm kế tiếp hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành kỳ kế toán năm. Theo cách tính này, có thể hiểu, báo cáo tài chính cộng gộp kỳ kế toán này không vượt quá 15 tháng.”

Cụ thể, phương pháp tính thuế kỳ kế toán năm đầu và kỳ kế toán năm cuối được quy định tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Doanh nghiệp tính gộp kỳ tính thuế năm tiếp theo (doanh nghiệp mới thành lập) hoặc năm trước đó nếu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong thời gian ngắn hơn 03 tháng. Doanh nghiệp mới thành lập có kỳ kế toán năm đầu tính từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

Như vậy, những doanh nghiệp thuộc diện được gộp kỳ kế toán (không quá 15 tháng), sẽ không phải nộp báo cáo tài chính.

2.3. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về nộp thuế với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh như sau: “Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.”

Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch thì sẽ không phải nộp báo cáo tài chính (do thuộc hồ sơ quyết toán thuế).

Lưu ý: Với trường hợp doanh nghiệp không thuộc các danh mục kể trên, dù không phát sinh doanh thu, chi phí thì vẫn phải nộp báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

3. Thời hạn doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được quy định tại Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC phân loại theo dạng doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp khác như bên dưới.

3.1. Hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp được chia theo quý và theo năm, bao gồm các quy định sau:

a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý

- Doanh nghiệp Nhà nước thông thường phải nộp BCTC Chậm nhất 20 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

- Doanh nghiệp Nhà nước có công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thì chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

- Đơn vị kế toán trực thuộc thì nộp BCTC cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn đơn vị kế toán cấp trên quy định.

b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

- Doanh nghiệp nộp BCTC năm có hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

- Riêng đối với Công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước, hạn nộp báo cáo tài chính là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Lưu ý: Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp/Tổng công ty Nhà nước sẽ nộp Báo cáo tài chính cho công ty mẹ/Tổng công ty. Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

>> Tham khảo: Gửi hóa đơn điện tử qua email như thế nào?

3.2. Hạn nộp báo cáo tài chính với các loại hình doanh nghiệp khác

Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp không thuộc Nhà nước, lần lượt là 30 ngày và 90 ngày, theo các quy định sau:

- Các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm để nộp báo cáo tài chính năm.

- Các đơn vị kế toán khác có thời hạn 90 ngày để nộp Báo cáo tài chính năm.

- Doanh nghiệp có đơn vị kế toán trực thuộc thì nộp báo cáo cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định của đơn vị cấp trên.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nơi nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Chắc hẳn quý doanh nghiệp đã có cho mình câu trả lời “nộp báo cáo tài chính ở đâu?”. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý những trường hợp không cần nộp báo cáo tài chính và thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://cloudoffice.com.vn/

 

Phần mềm hải quan điện tử Phần mềm khai thuế điện tử chuyên nghiệp Phần mềm hóa đơn điện tử Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử
Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
595 Đường Đồng Khởi, Khu phố 8, P.Tân Phong, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 1286
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn