Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, nâng tầm quy mô hoạt động của công ty, nhiều công ty cổ phần thực hiện thành lập chi nhánh để mở rộng kinh doanh tới thị trường mới. Hồ sơ thành lập chi nhánh cần chuẩn bị những giấy tờ nào, thủ tục thực hiện như thế nào?
Lưu ý điều kiện được thành lập chi nhánh.
1. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Căn cứ theo Điều 45, Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp/công ty có quyền thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với công ty mẹ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Công ty thành lập chi nhánh phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tên chi nhánh được lập từ các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và một số các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải bao gồm “tên công ty” kèm theo cụm từ :chi nhánh”.
- Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể.
- Chi nhánh chỉ được phép đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký trước đó.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách lập mẫu kế hoạch quản lý tài chính cho doanh nghiệp.
2. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Thông báo về đăng ký hoạt động chi nhánh.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 31, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm các giấy tờ:
- Thông báo về đăng ký hoạt động chi nhánh (Mẫu tại Phụ lục II-7 Thông tư số 01/2021/TT-BTC): Người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao Biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về thành lập chi nhánh công ty: Chủ tọa, thư ký ký tên vào vị trí ghi tên; đóng dấu treo vào góc trái trang của biên bản, không cần đóng dấu giáp lai.
- Bản sao Nghị quyết, quyết định thành lập chi nhánh của công ty cổ phần: Chủ tịch hội đồng quản trị ký tên, đóng dấu vào vị trí ký tên, không đóng dấu giáp lai.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty cổ phần: Ký tên vào vị trí ghi tên và đóng dấu vào vị trí ký tên, không đóng dấu giáp lai.
- Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh công ty cổ phần.
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty cổ phần, có dấu và ký tên của người đại diện pháp luật.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền để nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh của công ty cổ phần.
Lưu ý: Việc đóng dấu trong giấy thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh, nghị quyết, quyết định, biên bản họp về việc đăng ký hoạt động chi nhánh công ty cổ phần là không bắt buộc.
3. Quy trình nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh.
Có 2 hình thức nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần:
3.1. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Để nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính, bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp lập chi nhánh.
- Bước 2: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Lưu ý:
- Lệ phí nộp hồ sơ là 50.000 đồng/lần theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
3.2. Nộp hồ sơ qua mạng sử dụng chữ ký công cộng
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp.
Để nộp hồ sơ đăng ký qua mạng, doanh nghiệp thực hiện:
Bước 1: Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng và thực hiện thanh toán phí, lệ phí theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Bước 2: Nhận Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng:
- Trường hợp đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Lưu ý: Theo Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 47/2019/TT-BTC, doanh nghiệp được miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.
>> Tham khảo: Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính ở đâu?
3.3. Trường hợp đăng ký qua mạng sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
Đây là phương thức được áp dụng phố biến nhất vì tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp:
- Bước 1: Doanh nghiệp sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, đính kèm các giấy tờ trong hồ sơ, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 2: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
- Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Lệ phí: Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (khoản 3 Điều 5 Thông tư số 47/2019/TT-BTC).
Trên đây là hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần. Doanh nghiệp cần lưu ý điều kiện thành lập, hồ sơ và quy trình (các hình thức nộp hồ sơ) để thành lập chi nhánh.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://cloudoffice.com.vn/