Marketing đã và đang trở thành một mảnh ghép không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, marketing còn tạo ra sự phát triển bền vững thông qua các mối quan hệ khách hàng và thúc đẩy tối ưu hóa doanh thu. Vậy marketing trong doanh nghiệp là gì, vai trò như thế nào và có những hình thức nào?
Marketing là mảnh ghép không thể thiếu trong doanh nghiệp.
Marketing là hình thức tiếp thị nhằm mục đích quảng bá hình ảnh thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ nào đó đến một đối tượng khách hàng nhất định.
Ngoài ra, đây còn được xem là hình thức quản lý, trao đổi giữa khách hàng và doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng.
Trong doanh nghiệp, theo quan điểm của Philip Kotler - “cha đẻ” của ngành Marketing:
“Marketing là quá trình mà các cá nhân hay tập thể đạt được tất cả những gì họ cần và muốn thông qua quá trình tạo lập, cống hiến và trao đổi một cách tự do những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ”.
Mặt khác, theo Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA - American Marketing Associatio):
“Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức, là một tập hợp các tiến trình để tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, đồng thời nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng các cách khác nhau và đem về giá trị lợi ích cho tổ chức cũng như các thành viên hội đồng cổ đông”.
Như vậy, Marketing là một hình thức tiếp thị, quảng cáo nhằm mục đích đáp ứng mong muốn của khách hàng, tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp.
Đây là hình thức quản lý mang tính xã hội tích cực nhằm kết nối, trao đổi giữa khách hàng với doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị và mối quan hệ vững chắc với khách hàng nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Các bước lập kế hoạch quản lý thời gian hiệu quả.
Marketing có vai trò là cầu nối quan trọng giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh.
Công tác nghiên cứu thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau để xác định nhu cầu khách hàng, từ đó làm căn cứ cho các hoạt động marketing khách như phát triển sản phẩm, định giá, khuếch trương sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phân phối sản phẩm.
Để thu thập thông tin, doanh nghiệp có thể tiến hành bằng nhiều hình thức: thông qua đội ngũ bán hàng, tại các điểm bán, nghiên cứu chính thống để thu thập thông tin thị trường,...
Xây dựng thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Không chỉ giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm, marketing còn giúp tạo dựng niềm tin vững chắc hơn đối với khách hàng.
Ví dụ đơn giản như các thương hiệu lớn: Apple, Coca Cola là những thương hiệu tỷ đô, marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu từ đó thúc đẩy truyền thông lan tỏa mạnh mẽ đến khách hàng.
Hoạt động truyền thông là một trong những kênh chính để truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng.
Bao gồm rất nhiều hoạt động như quảng cáo, PR, khuyến mại, xúc tiến thương mại,... cùng với sự phát triển của công nghệ, hoạt động truyền thông của marketing ngày càng phong phú và đa dạng, phá vỡ rào cản truyền thống như ranh giới địa lý, quốc gia.
>> Tham khảo: Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn.
Mục tiêu chính của marketing vẫn là tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, marketing còn giúp mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Việc gia tăng cơ hội tiếp cận của sản phẩm đến với người tiêu dùng sẽ giúp gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các khoản chi phí cho tiếp thị, quảng cáo, quản lý doanh thu và sử dụng tài nguyên, nguồn lực cho phù hợp.
Các hình thức marketing phổ biến hiện nay.
Các hình thức marketing sẽ phân biệt theo hình thức truyền thống và hiện đại.
Các hình thức marketing truyền thống:
- Quảng cáo ngoài trời.
- Quảng cáo qua điện thoại.
- Quảng cáo báo chí.
- Tài trợ cho các chương trình, sự kiện.
- Gửi danh thiếp tới khách hàng, đối tác.
- Tham dự các hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại.
- Tri ân khách hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử; Phần mềm hóa đơn điện tử.
Các hình thức Marketing online:
- Social Media Marketing).
- Thư Điện Tử (Email Marketing).
- Tiếp Thị Trên Điện Thoại (Mobile Marketing.
- Digital Marketing.
- Content Marketing (Tiếp thị nội dung).
- Experiential Marketing (Tiếp thị trải nghiệm).
- Tiếp thị trên báo chí.
- …
Marketing được ví như “chìa khóa” mở cánh cửa đến với khách hàng. Đặc biệt trong xã hội công nghệ số lên ngôi, marketing ngày càng cho thấy vai trò quan trọng của mình. Không chỉ xây dựng về mặt thương hiệu, marketing còn thúc đẩy doanh nghiệp đạt mục tiêu về giá trị doanh thu, lợi nhuận.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN