Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn hay cho nhà tuyển dụng
Những câu hỏi phỏng vấn hay cho nhà tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp khai thác, đánh giá về ứng viên cụ thể hơn. Sau bước chọn lọc hồ sơ thì phỏng vấn là buổi gặp gỡ trực tiếp và trao đổi chi tiết giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Vì vậy, bộ câu hỏi phỏng vấn đóng vai trò “then chốt” quyết định hiệu quả của quá trình phỏng vấn. Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi phỏng vấn hay cho nhà tuyển dụng.
Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn hay cho nhà tuyển dụng.
1. Bộ câu hỏi phỏng vấn hay qua điện thoại cho nhà tuyển dụng
Phỏng vấn qua điện thoại thường được sử dụng để thu hẹp phạm vi ứng viên sẽ được mời tới để tham gia phỏng vấn trực tiếp. Thực hiện phỏng vấn qua điện thoại, nhà tuyển dụng có thể đánh giá trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng, mức lương của ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Câu hỏi đánh giá mức độ phù hợp với vị trí tuyển dụng:
- Hãy giới thiệu về bản thân bạn.
- Trình bày một số kinh nghiệm làm việc của bạn có liên quan tới vị trí ứng tuyển.
- Bạn mong muốn nhận được mức lương bao nhiêu?
>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết sáng tạo nội dung tuyển dụng.
Câu hỏi đánh giá sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn:
- Bạn đã chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này?
- Bạn biết gì về công ty và vị trí đang ứng tuyển?
- Nếu trúng tuyển, bạn có sẵn sàng bắt đầu công việc luôn hay chưa?
Một số câu hỏi phỏng vấn nên sử dụng khi phỏng vấn qua điện thoại.
Câu hỏi thể hiện năng lực cạnh tranh:
- Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
- Bạn có những tố chất, khả năng đặc biệt nào mà ứng viên khác không có?
- Bạn đã từng tạo nên những sản phẩm nào có giá trị và khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh hay chưa? Hãy mô tả chi tiết về nó.
- Thành tích mà bạn từng đạt được trong quá trình làm việc.
- Điều gì khiến bạn thành công/thất bại ở vị trí công việc cũ?
Câu hỏi thể hiện đạo đức nghề nghiệp:
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
- Bạn thường ưu tiên những vấn đề gì trong công việc?
- Những điều thúc đẩy, tạo động lực cho bạn trong công việc?
- Làm thế nào để bạn có thể kiểm soát các công việc cần làm?
Câu hỏi thể hiện khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm:
- Hãy mô tả một chút về phong cách làm việc của bạn.
- Bạn có từng xảy ra bất đồng trong công việc ở vị trí cũ?
- Bạn có từng làm việc nhóm, vai trò của bạn trong nhóm là gì?
- Theo bạn, điều gì là quan trọng tạo nên kết quả chung của quá trình làm việc nhóm?
>> Tham khảo: 10 ý tưởng sáng tạo nội dung tuyển dụng thu hút.
2. Các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp cho nhà tuyển dụng
Phỏng vấn trực tiếp sẽ giúp nhà tuyển dụng khai thác thông tin cụ thể nhất. Cách tiếp cận tùy thuộc theo thông tin mà nhà tuyển dụng cần tìm kiếm, tùy theo lĩnh vực và vị trí tuyển dụng.
Bộ câu hỏi cơ bản khi phỏng vấn trực tiếp:
- Hãy cho tôi biết thêm thông tin về anh/chị.
- Điểm mạnh/điểm yếu của anh/chị là gì?
- Tại sao anh/chị muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn trong công việc là gì?
- Tại sao bạn rời bỏ vị trí hiện tại?
- Bạn thường làm gì để giải quyết áp lực công việc?
- Hãy chia sẻ với chúng tôi về trở ngại lớn nhất trong công việc mà bạn từng gặp phải.
- Nếu được bắt đầu lại sự nghiệp, bạn muốn làm lại điều gì?
- Hãy mô tả về một người sếp tuyệt vời nhất mà bạn từng
Phỏng vấn trực tiếp cần sử dụng những câu hỏi mang tính khai thác thông tin chuyên sâu hơn.
Câu hỏi về khả năng thích nghi:
- Bạn làm cách nào để nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, công việc mới?
- Bạn đối mặt như thế nào với những thay đổi trong nhóm hoặc trong công ty?
- Chia sẻ những kinh nghiệm bạn tích lũy được từ công việc đầu tiên.
- Đối với các trường hợp cần ứng biến khéo léo để ngay lập tức giải quyết một tình huống bất ngờ. Bạn đã từng gặp những khó khăn như vậy chưa?
- Bạn đã từng vượt qua áp lực công việc như thế nào?
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
Câu hỏi về kỹ năng quản lý thời gian:
- Bạn đã từng lên kế hoạch cho công việc của mình chưa? Bạn có thể hoàn thành nhiều công việc cùng một lúc hay không?
- Bạn đã từng đặt ra mục tiêu cho mình hay chưa? Bạn đã hoàn thành mục tiêu đó như thế nào?
- Bạn đã từng gặp thất bại trong việc kiểm soát công việc chưa?
- Theo bạn, làm thế nào để đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng tiến độ khi có nhiều công việc bạn cần làm trong cùng thời gian.
- Bạn có từng phải quản lý nhiều công việc khác nhau? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Câu hỏi về kỹ năng giao tiếp:
- Làm thế nào để đồng nghiệp tin tưởng vào cách làm việc của bạn?
- Theo bạn, trong quá trình làm việc, có nên nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp?
- Bạn có từng thuyết phục khách hàng chưa? Theo bạn, làm thế nào để thành công?
- Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp, cấp trên ở công ty cũ như thế nào?
- Bạn có hay tham gia những buổi tiệc, liên hoan của phòng/ban/công ty?
- Bạn có từng tự mình đứng ra tổ chức một hoạt động nào đó trong tập thể?
Câu hỏi về kỹ năng chăm sóc khách hàng (chỉ dành cho phỏng vấn vị trí sale, bộ phận chăm sóc khách hàng):
- Hãy chia sẻ các kinh nghiệm của bạn trong việc khiến khách hàng hài lòng.
- Bạn đã từng làm gì để khiến các khách hàng khó tính hài lòng?
- Nếu phải tiếp xúc và chăm sóc nhiều khách hàng cùng lúc, bạn làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của từng người?
- Bạn đã từng làm cho khách hàng thất vọng bao giờ chưa? Bạn đã giải quyết thế nào để sửa chữa tình huống đó?
Câu hỏi kiểm tra tính phù hợp với môi trường và văn hóa làm việc:
- Đối với bạn, như thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng?
- Bạn thích cách quản lý như thế nào?
- Nếu có phát sinh công việc buộc phải làm thêm vào cuối tuần, bạn có đồng ý làm hay không?
- Theo bạn
Ngoài năng lực chuyên môn, kỹ năng thì tính cách, sự phù hợp với môi trường và văn hóa doanh nghiệp cũng rất quan trọng
Bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm tra khả năng ứng biến và tư duy logic:
- Nếu không phải lo lắng về vấn đề tài chính, bạn sẽ chọn công việc như thế nào?
- Nếu trúng tuyển, bạn sẽ làm gì trong 90 ngày đầu tiên?
Một số vị trí công việc sẽ yêu cầu ứng viên có khả năng ứng biến nhạy bén. Những câu hỏi này không có câu trả lời đúng hay sai mà chỉ là căn cứ để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên.
Câu hỏi tình huống
Câu hỏi tình huống giúp bạn đánh giá khả năng xử lý tình huống công việc. Nhà tuyển dụng có thể đặt những câu hỏi như:
- Nếu bạn đang gấp rút hoàn thành công việc để kịp deadline mà có đồng nghiệp nhờ bạn giúp đỡ công việc của họ, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Khách hàng gọi điện cho bạn và đang vô cùng tức giận với bạn, mặc dù lỗi không thuộc về bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Nếu bạn là trưởng nhóm, có một thành viên trong nhóm thiếu trách nhiệm, lười biếng và làm việc đối phó, ảnh hưởng đến cả nhóm. Nhưng nhóm của bạn không thể thiếu thành viên đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Bạn được tuyển làm trưởng phòng nhân sự cho công ty có 200 nhân viên và đang rất khó khăn để xử lý các công việc. Giám đốc yêu cầu bạn cần có chiến lược khoa học hơn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Bạn là nhân viên chăm sóc khách hàng cho một công ty lắp đặt thiết bị. Bạn nhận được cuộc gọi của khách hàng nói rằng nhân viên bên bạn làm việc thiếu trách nhiệm, lắp đặt làm bẩn tường và sàn nhà của khách mới làm. Bạn xử lý như thế nào?
- Bạn mới được tuyển làm kế toán tổng hợp cho một công ty nhỏ. Giám đốc yêu cầu trong 2 tuần phải làm quen với công việc. Tuy nhiên, sau khi làm việc và tiếp xúc công việc được 1 tuần, bạn kiểm tra thấy rất nhiều lỗi về hóa đơn, chứng từ và sai sót do kế toán cũ để lại. Bạn xử lý như thế nào?
Câu hỏi phỏng vấn tình huống để đánh giá cách giải quyết vấn đề của ứng viên.
Câu hỏi mang tính thăm dò, khai thác thông tin:
Câu hỏi thăm dò được sử dụng khi nhà tuyển dụng chưa nắm được nhiều thông tin về ứng viên. Các câu trả lời của ứng viên không rõ ràng hoặc không cung cấp đủ thông tin cần thiết.
Câu hỏi thăm dò nhằm mục đích khơi gợi để ứng viên chia sẻ cụ thể hơn về bản thân, thường được sử dụng theo cấu trúc: Cái gì hoặc như thế nào? Các câu hỏi thường bắt đầu bằng “bạn có” hoặc “bạn có phải không”.
Một vài ví dụ điển hình mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo như:
- Bạn có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm làm việc của bạn được không?
- Bạn có thể cho tôi biết thêm về công việc gần đây nhất của bạn?
- Tôi chưa hiểu rõ về vấn đề bạn chia sẻ, bạn có thể lấy ví dụ cụ thể hơn được không?
- Điều gì khiến bạn cảm thấy như vậy?
- Theo bạn nếu dùng 3 từ để mô tả về phong cách làm việc của mình, bạn sẽ dùng từ nào? Bạn có thể phân tích chi tiết từng phần được không?
- Bạn có cho tôi biết về các thành tích của mình. Điều gì khiến bạn đạt được thành tích đó.
- Bạn có thể kể lại quá trình bạn hoàn thành một công việc đạt kết quả tốt được không?
- Có con số nào mô tả thành tích mà bạn đạt được hay không?
Câu hỏi mô tả hành vi và thể hiện năng lực
Câu hỏi dựa trên hành vi và năng lực nhằm mục đích đánh giá ứng viên dựa trên các trường hợp cụ thể trong công việc. Logic của các câu hỏi này là dựa trên nguyên tắc lấy hiệu suất trong quá khứ để dự đoán hành vi trong tương lai. Hành vi trong quá khứ sẽ cho biết ứng viên sẽ làm việc, xử lý, giải quyết vấn đề như thế nào trong tương lai.
Khi đưa ra các câu hỏi phỏng vấn dựa trên hành vi và năng lực, nhà tuyển dụng cần thiết kế, xây dựng câu hỏi để xác định xem ứng viên có những kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp nào để phục vụ cho công việc. Thay vì đưa ra tình huống, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên nêu các trường hợp cụ thể trong quá khứ, ứng viên đã xử lý như thế nào.
Một số câu hỏi hành vi:
- Mô tả một giai đoạn bạn đối mặt với áp lực, căng thẳng cao độ trong công việc mà bạn từng trải qua. Bạn đã giải quyết như thế nào?
- Kể lại một tình huống bạn giải quyết vấn đề nhờ khả năng phán đoán và suy luận logic.
- Ví dụ về thời điểm bạn đã đạt được mục tiêu và cách thức bạn đạt được nó.
- Kể về một tình huống bạn sử dụng khả năng thuyết phục để thuyết phục ai đó.
- Hãy cho tôi một ví dụ về một trường hợp bạn cần tuân thủ một quy định nào đó mà bạn không mong muốn.
Trên đây là tổng hợp một số câu hỏi phỏng vấn hay cho nhà tuyển dụng. Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn phù hợp sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác và khách quan về ứng viên, góp phần quan trọng để tuyển dụng nhân sự thành công.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://cloudoffice.com.vn/