Sàng lọc hồ sơ ứng viên là một trong những công việc khó khăn nhất trong quy trình tuyển dụng. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có số lượng hồ sơ lớn, việc “chắt lọc” được các CVs phù hợp là điều không dễ dàng. Làm thế nào để không bỏ sót các ứng viên tiềm năng? Làm thế nào để lựa chọn được các ứng viên phù hợp? Một số bí quyết dưới đây sẽ là gợi ý để nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên nhanh chóng và hiệu quả.
Bí quyết sàng lọc hồ sơ ứng viên nhanh chóng, hiệu quả.
Sàng lọc hồ sơ ứng viên là việc xác định ứng viên có đáp ứng đủ điều kiện cho vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng hay không. Việc xét duyệt hồ sơ ứng viên thường được căn cứ trên trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và một số thông tin khác được ghi trong hồ sơ ứng viên.
Mục tiêu của việc sàng lọc hồ sơ là nhằm loại bỏ bớt các hồ sơ không phù hợp, không đáp ứng tiêu chuẩn và “chắt lọc” được các hồ sơ có tiềm năng để thực hiện bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng: Phỏng vấn. Việc sàng lọc hồ sơ hiệu quả sẽ đóng góp lớn vào việc tiết kiệm thời gian, công sức của nhà tuyển dụng và nâng cao hiệu quả tuyển dụng.
Mục tiêu của việc sàng lọc hồ sơ là nhằm loại bỏ bớt các hồ sơ không phù hợp.
>> Tham khảo: Bí quyết đăng tin tuyển dụng hiệu quả.
Nhìn CV để đánh giá ứng viên không quá khó cũng không dễ. Thực chất nhìn thông tin trên hồ sơ, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khoảng 40% về ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể áp dụng quy trình 5 bước tham khảo dưới đây để sàng lọc hồ sơ ứng viên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Để quá trình lọc hồ sơ ứng viên không bị mất quá nhiều thời gian, công sức, nhà tuyển dụng cần đưa ra các tiêu chí tuyển dụng trước khi tiến hành quá trình sàng lọc. Tùy theo vị trí công việc mà các tiêu chí này có thể nhiều hoặc ít và có những điểm khác nhau.
Tuy nhiên, khi xây dựng các tiêu chí đánh giá, nhà tuyển dụng cần bám sát vào công việc thực tế của vị trí cần tuyển dụng. Quá trình lọc hồ sơ chỉ cần dựa theo các tiêu chí sẽ dễ dàng, tiết kiệm thời gian và hiệu quả cao hơn.
Một số tiêu chí mà nhà tuyển dụng có thể áp dụng bao gồm:
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
Để không bị lãng phí thời gian vào những hồ sơ không phù hợp, nhà tuyển dụng nên loại bỏ các hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu cơ bản. Ví dụ như những hồ sơ không ghi rõ vị trí ứng tuyển, trình bày không rõ ràng, nội dung sai sót nhiều, mắc nhiều lỗi chính tả,... Bởi các hồ sơ này cho thấy ứng viên không phải là người cẩn thận, hoặc không chú trọng, đầu tư cho hồ sơ khi xin việc.
Loại bỏ các hồ sơ không đáp ứng những yêu cầu cơ bản.
Sau khi đã loại bỏ các hồ sơ không đạt yêu cầu, nhà tuyển dụng cần lựa chọn các hồ sơ có kỹ năng phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Bí quyết để tiết kiệm thời gian là bạn nên tập trung đọc phần kinh nghiệm làm việc trước. Nếu ứng viên mới ra trường, chưa đi làm thì có thể xem xét phần các hoạt động trong quá trình học tập, thành tích học tập,...
Nếu hồ sơ không có các yêu cầu đáp ứng tiêu chí tuyển dụng thì bạn nên loại bỏ. Ngược lại, nếu hồ sơ có một số các tiêu chí phù hợp thì bạn nên xếp chung vào một nhóm để chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
Sau khi lựa chọn được các ứng viên đáp ứng được các tiêu chí cơ bản ở bước trên, nhà tuyển dụng có thể lọc danh sách các ứng viên tiềm năng, ưu tú dựa trên các tiêu chí ưu tiên. Ứng viên sở hữu các tiêu chí này có chất lượng cao hơn.
Các tiêu chí ưu tiên có thể là các kỹ năng nâng cao, các kỹ năng khuyến khích để phục vụ cho công việc. Hoặc tiêu chí ưu tiên cũng có thể là thành tích nổi bật trong công việc. Các tiêu chí ưu tiên giúp bạn có sự so sánh hơn giữa các ứng viên để lựa chọn được ứng viên phù hợp, tiềm năng nhất.
Hồ sơ xin việc chắc chắn sẽ không thể hiện hết 100% những thông tin quan trọng về ứng viên. Vì vậy, nếu có thắc mắc về ứng viên, nhà tuyển dụng có thể liên hệ qua điện thoại để trao đổi trực tiếp, yêu cầu ứng viên cung cấp thêm thông tin để có cơ sở đánh giá chính xác, khách quan và toàn diện hơn.
>> Tham khảo: Mẫu Excel bảng chấm công.
Sàng lọc ứng viên thông qua điện thoại là phương thức lọc hồ sơ khá mới nhưng được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả tối ưu. Khâu sàng lọc ứng viên qua điện thoại còn được coi như phỏng vấn bước đầu để phục vụ cho buổi phỏng vấn trực tiếp. Nhà tuyển dụng cần lưu ý các vấn đề sau:
Nắm được lý do tìm việc của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng phân loại ứng viên phù hợp với vị trí ứng tuyển. Bạn có thể đặt các câu hỏi như sau:
Sàng lọc hồ sơ qua điện thoại là hình thức mới nhưng rất hiệu quả.
Rất nhiều ứng viên bị thụ động trong việc tìm việc làm. Điều này khiến nhà tuyển dụng khó khăn trong việc tiếp cận ứng viên. Cách đơn giản là bạn hãy gợi ý về sức hấp dẫn, tiềm năng của vị trí tuyển dụng.
Nếu ứng viên cảm thấy yêu thích công việc, thấy được sức hấp dẫn, họ sẽ nhiệt tình hơn trong việc ứng tuyển và cung cấp các thông tin giúp nhà tuyển dụng thuận lợi hơn khi khai thác hồ sơ và dữ liệu ứng viên.
Một số câu hỏi mà bạn có thể áp dụng như:
>> Tham khảo: 10 ý tưởng sáng tạo nội dung tuyển dụng.
Để tiết kiệm thời gian và không lãng phí công sức của người gọi điện sàng lọc ứng viên, bạn cần chốt vấn đề nhanh gọn, tập trung vào các vấn đề chính. Cụ thể là trước tiên bạn cần đọc kỹ hồ sơ ứng viên và khai thác các thông tin quan trọng nhất của ứng viên có liên quan đến tiêu chí tuyển dụng.
Một bí quyết đơn giản là bạn cần “note” lại các mục mà ứng viên đáp ứng tiêu chí đặt ra. Sau đó trong quá trình trao đổi qua điện thoại, bạn khai thác các thông tin này sâu hơn, kế tiếp là các thông tin mở rộng, mang tính bổ sung.
Trên đây là bí quyết sàng lọc hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả dành cho nhà tuyển dụng. Lựa chọn được những hồ sơ phù hợp là tiền đề để doanh nghiệp tuyển dụng được những ứng viên tiềm năng. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần chú trọng xây dựng khâu sàng lọc hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN