CloudOffce
HOTLINE: 1900 1286
|
Tin tức & sự kiện

9 Nhóm nhân sự theo lý thuyết của Belbin

Mô hình Belbin thực chất là một bài kiểm tra đánh giá cá nhân vào việc hoạt động đội nhóm. Mặc dù chưa được biết đến rộng rãi ở Việt Nam, nhưng mô hình này đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới, với tính ứng dụng ngày một sâu sắc trong các tập đoàn tên tuổi như Big 4 hay các công ty FMCG lớn. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tham khảo mô hình này để có sự phân chia các nhóm nhân sự nhằm đánh giá đội ngũ nhân viên trong phân chia công việc, đội nhóm.

Mô hình phân nhóm nhân sự

Mô hình Belbin giúp phân chia nhân sự trong đội nhóm để làm việc hiệu quả.

1. Giới thiệu mô hình Belbin - Vai trò của bạn khi làm việc đội nhóm

Mô hình Belbin được phát hiện bởi Meredith Belbin - Một nhà lý luận, nhà nghiên cứu người Anh. Mô hình này thực chất là một bài kiểm tra đánh giá cá nhân áp dụng vào việc đội nhóm, giúp đánh giá cách ứng xử và tương tác của các cá nhân trong nhóm.

"Hiểu về vai trò của các thành viên trong một đội giúp phát huy điểm mạnh và quản lý điểm yếu, và vì thế cải thiện đóng góp của từng thành viên cho mục tiêu chung." - Meredith Belbin.

Mô hình phân nhóm nhân sự

Mô hình của Belbin về xây dựng đội nhóm.

Theo Belbin, hãy hoạt động đội nhóm như một đội bóng, tức là có thủ môn, tiền đạo, hậu vệ,... Khi bạn đang bị vây kín, hãy chuyền bóng cho đồng đội. Và tiền đạo cũng có thể chơi ở vị trí hậu vệ nếu cần thiết để đảm bảo sự linh động, nhuần nhuyễn. Mục đích hướng tới là để PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC hiệu quả.

>> Tham khảo: Xây dựng đội nhóm hiệu quả.

2. 9 Nhóm nhân sự theo mô hình Belbin

Mô hình Belbin giúp đánh giá cách tương tác và ứng xử của từng thành viên trong nhóm, từ đó phân chia ra 9 nhóm nhân sự chuẩn mực trong đội nhóm:

Nhóm 1: Resource investigator (RI) - Người khám phá cơ hội

Ai là người sẽ phát hiện, khám phá ra tài năng, giá trị của từng thành viên để xếp họ vào các vị trí phù hợp nhất? Đó chính là người khám phá.

Người khám phá là người chỉ ra cho nhóm thấy các cơ hội, lợi ích của nhóm.

Điểm mạnh:

  • Người khám phá thuộc nhóm người tò mò, rất yêu thích cải tiến, tiếp cận cái mới.
  • Họ luôn phát triển những thứ có sẵn, tìm kiếm những xu hướng mới để cải thiện tình hình hiện tại.
  • Là người nhạy bén, cập nhật và nắm bắt các thay đổi bên ngoài tốt.
  • Người khám phá hướng ngoại, nhiệt tình, giúp đội nhóm chia sẻ để hiểu, tiếp thu ý tưởng tốt.

Điểm yếu:

  • Người khám phá thường nóng tính nên dễ mất kiên nhẫn.
  • Họ làm việc theo hệ thống lớn tốt nhưng dễ bị bỏ sót các chi tiết nhỏ quan trọng.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

Nhóm 2: Team Worker (TW) - Người dung hòa, đoàn kết

Team Worker là người gắn bó đội nhóm, có khả năng ngoại giao giỏi, hòa giải, dung hòa các mối quan hệ, xích mích trong nhóm, khiến cho mọi người hiểu nhau hơn.

Điểm mạnh:

  • Những người thuộc nhóm Team Worker rất linh hoạt, giỏi ngoại giao.
  • Họ thường hỗ trợ mọi người xung quanh để đảm bảo các thành viên làm việc với nhau hiệu quả.
  • Thường giữ vai trò nhà đàm phán của nhóm.
  • Họ có khả năng gắn kết, giải quyết suôn sẻ các mâu thuẫn phát sinh trong nhóm.

Điểm yếu:

  • Những người đóng vai trò người gắn kết thường thiếu quyết đoán, hay do dự.
  • Họ không thích và không giỏi đưa ra các quyết định quan trọng.

Nhóm 3: Co-ordinator (CO) - Người điều phối

Co-ordinator đóng vai trò là điều phối tất cả các công việc cho nhóm, là người có tầm nhìn tổng thể và bao quát.

Điểm mạnh:

  • Chín chắn, thấu đáo và tự tin, người điều phối sẽ xác định được mục tiêu và đưa ra quyết định cũng như phân công công việc cho tất cả mọi người.
  • Họ có khả năng định hướng, chỉ dẫn cho các đồng đội.
  • Họ dễ dàng nhận ra giá trị của từng thành viên trong nhóm.
  • Những người đóng vai trò điều phối thường rất điềm tĩnh và có khả năng phân công công việc, điều phối hướng đi của đội nhóm hiệu quả.

Nhóm điều phối

Co-ordinator (CO) - Người điều phối thường có tầm nhìn tổng thể và bao quát.

Điểm yếu: Những người thuộc nhóm Co-ordinator thường dễ bị đánh giá là có khuynh hướng thao túng người khác, dồn hết công việc cho người khác.

Nhóm 4: Shaper (SH) - Người thúc đẩy

Shaper - Người thúc đẩy là những cá nhân sôi nổi, thích làm việc trong môi trường áp lực. Người thúc đẩy luôn thể hiện là những thành viên nhiệt huyết và tham vọng nhất trong nhóm. Bạn có thể dễ dàng nhận biết những người này bởi những câu câu nói như: “Thử thách này thú vị đấy chứ!”, “Càng khó khăn, tôi càng cảm thấy hứng thú!”,...

Điểm mạnh:

  • Người thúc đẩy luôn có năng lực tràn đầy, tính quyết đoán và chủ động cao.
  • Họ không ngại đối diện với thử thách, luôn tạo ra nguồn động lực lớn cho các thành viên còn lại.
  • Luôn có tinh thần lạc quan và có ảnh hưởng tích cực tới những người khác, có thể giúp đỡ, động viên và đẩy cao tinh thần của nhóm.

Điểm yếu:

  • Những người thúc đẩy có cá tính mạnh nên cái tôi cá nhân thường khá cao.
  • Những đội nhóm có nhiều người thúc đẩy sẽ dễ dẫn tới mâu thuẫn, tranh cãi và khó dung hòa.

Nhóm 5: Implementer (IMP) - Người thực hiện

Người thực hiện là người có khả năng thực thi các yêu cầu, nhiệm vụ từ những thành viên khác. Đây là người mà đội nhóm có thể tin tưởng và giao phó nhiệm vụ, biến ý tưởng thành hành động thực tế.
Điểm mạnh:

  • Có kỷ luật cao, cẩn thận, chắc chắn và đảm bảo hạn chế tối đa sai sót.
  • Những người thực thi thường rất chú trọng thời hạn, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng hạn được giao.
  • Là những người cầu toàn, làm việc theo trình tự, chú tâm cho công việc.

Điểm yếu:

  • Đôi khi, người thực thi bị đánh giá là hơi cứng nhắc, lo lắng thái quá.
  • Bản thân những người thực thi khó có thể đưa ra những kế hoạch cho bản thân.

Nhóm nhân sự thực thi

Implementer (IMP) - Người thực hiện biến những bản kế hoạch thành hành động thực tế.

Nhóm 6: Completer-Finisher (CF) - Người theo dõi tiến độ

Completer-Finisher - Người theo dõi tiến độ là những người hoàn thiện, bổ sung để đạt được kết quả hoàn chỉnh nhất. Đây là mẫu người cầu toàn, họ dễ dàng phát hiện ra những thiếu sót của người khác để chỉnh sửa, bổ sung.

Điểm mạnh:

  • Họ cẩn thận và chỉn chu, đảm bảo không có những sai sót.
  • Họ luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất.
  • Họ rất quan tâm đến thời hạn công việc và sẽ đóng vai trò thúc giục để hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Điểm yếu: Đôi khi, những người thuộc nhóm  Completer -Finisher (CF) thường có những lo lắng không cần thiết hoặc hơi bi quan, cho rằng mọi thứ quá khó khăn.

Nhóm 7: Plant - Người đề xuất ý tưởng

Đây là nhóm những nhân sự luôn xuất hiện với những ý tưởng mới mẻ, vạch ra những phương hướng mà ít ai nghĩ tới. Họ không thích những gì khuôn mẫu hay cứng nhắc.

Điểm mạnh:

  • Họ là “kho tàng” của những ý tưởng sáng tạo và góc nhìn mới lạ.
  • Họ đưa ra nhiều phương hướng, giải pháp mới giải quyết nhiều vấn đề của nhóm.

Điểm yếu:

  • NHững người sáng tạo thường chú trọng cải tiến mà quên mất tính áp dụng thực tế.
  • Những người này thường gặp nhiều trở ngại trong việc truyền tải cho người khác hiểu ý tưởng mới của mình.

Nhóm 8: Special (SP) - Cố vấn/chuyên gia

Người cố vấn chính là nhân vật cung cấp các lý thuyết chuyên sâu, kỹ năng chuyên ngành bổ ích cho đội nhóm. Họ là những người có niềm đam mê và nền tảng kiến thức sâu rộng, đóng vai trò như “cuốn cẩm nang hướng dẫn” cho cả đội nhóm.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết nhóm người này qua những câu nói của họ như: “Theo tài liệu mà tôi nghiên cứu thì…, theo số liệu thống kê thì,...”

Điểm mạnh:

  • Họ làm việc rất chuyên nghiệp.
  • Có nguồn kiến thức chuyên sâu.
  • Đóng vai trò như chuyên gia trong ngành, cung cấp những kiến thức hữu ích và chia sẻ cho các thành viên của nhóm.

Điểm yếu:

  • Kiến thức của những người thuộc nhóm chuyên gia chỉ nằm trong một phạm vi nhất định, nếu ngoài phạm vi chuyên môn, họ sẽ bỏ qua.
  • Những người này thường có khả năng thực thi lý thuyết thành thực tiễn không giỏi.

>> Có thể bạn quan tâm: Kĩ năng thuyết trình.

Nhóm 9: Monitor Evaluator (ME) - Người lãnh đạo

Vững vàng và mưu trí, người lãnh đạo là những người sáng suốt trong nhận diện và đánh giá vấn đề. Họ có khả năng quan sát với con mắt điềm tĩnh trước những sự việc đang rối ren.

Điểm mạnh:

  • Họ luôn có tư duy khác biệt, tìm thấy hướng đi tách hoàn toàn ra khỏi các xu thế thời thượng hoặc các định kiến.
  • Họ điềm tĩnh, sở hữu trí óc phân tích thông minh và khách quan.
  • Họ luôn giữ được “cái đầu lạnh” với tâm thế vững vàng, kể cả khi gặp khó khăn, sóng gió.
  • Luôn thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng các ưu điểm, hạn chế trước khi đưa ra quyết định.
  • Các phương pháp tiếp cận của họ có tính trọng tâm và chiến lược, mục tiêu cao.

Nhóm nhân sự lãnh đạo

Monitor Evaluator (ME) - Người lãnh đạo luôn vững vàng và mưu trí nhất trong đội nhóm.

Điểm yếu: Những người đóng vai trò Monitor/Evaluator - Người lãnh đạo thường bị tách ra khỏi đội nhóm và nếu không khéo léo thì rất khó hòa hợp.

Để tóm tắt 9 nhóm nhân sự theo mô hình của Belbin, bạn có thể tham khảo tại bảng sau:

Vai trò của các nhóm nhân sự

3. Hướng dẫn áp dụng phân chia nhóm nhân sự theo mô hình Belbin

Bạn thuộc nhóm nào trong mô hình của Belbin? Biết được vị trí trong mô hình này, không những bạn nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mà còn là cơ sở để đội nhóm, doanh nghiệp cơ cấu các nhóm nhân sự và phân chia công việc phù hợp:

  • Sử dụng mô hình để cân bằng nhân lực và nguồn lực của đội nhóm, tập thể trước khi thực hiện dự án.
  • Sử dụng để phát hiện và kịp thời hỗ trợ, tương trợ giữa các cá nhân nằm nâng cao sức mạnh tập thể.
  • Sử dụng để phát triển năng lực bản thân.

Cụ thể, cách làm bài test để phân chia nhóm nhân sự theo mô hình của Belbin như sau:

  • Bước 1: Tải bài test tại đây.
  • Bước 2: Trong từng phần, bạn lựa chọn ra 2-4 câu trả lời miêu tả đúng nhất về bản thân.
  • Bước 3: Bạn cho điểm cho từng câu, câu nào miêu tả chính xác nhất thì cho điểm cao hơn, sao cho tổng điểm mỗi phần là 10 điểm.
  • Bước 4: Ghi lại điểm thành phần vào cột bảng điểm tổng ở dưới cùng, mỗi phần là 1 hàng tương ứng. Sau đó bạn cộng tổng số điểm lại theo cột dọc để biết được mình thuộc nhóm người nào:
  • Cột có điểm cao nhất: Vai trò phù hợp với bạn nhất khi làm việc nhóm.
  • Cột cao điểm thứ hai: Vai trò phù hợp với bạn nhất khi trong nhóm không có ai phù hợp hơn.
  • Cột có điểm thấp nhất: Vai trò mà bạn không nên đảm nhiệm khi làm việc nhóm.

Trong đó:

  • SH: SHAPER
  • PL: PLANT
  • RI: RESOURCE INVESTIGATOR
  • ME: MONITOR/EVALUATOR
  • IMP: IMPLEMENTER
  • TW: TEAM WORKER
  • CF: COMPLETER FINISHER
  • CO: COORDINATOR

Trên đây là 9 nhóm nhân sự theo mô hình của Belbin. Dựa vào cách đánh giá và phân chia nhân sự theo mô hình này, mỗi cá nhân sẽ nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu và vai trò, vị trí phù hợp, đồng thời các đội nhóm, tập thể cũng sẽ biết cách bố trí nhân sự, công việc phù hợp để phát huy tối đa khả năng của từng thành viên, tạo nên sức mạnh tổng thể trong thực hiện các dự án công việc.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://cloudoffice.com.vn/
Phần mềm hải quan điện tử Phần mềm khai thuế điện tử chuyên nghiệp Phần mềm hóa đơn điện tử Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử
Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
595 Đường Đồng Khởi, Khu phố 8, P.Tân Phong, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 1286
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn